Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian mang thai sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong thai kỳ có một số loại thực phẩm cần tránh khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Đồ ngọt
Đồ ngọt
Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.
Đồ ăn quá mặn
Đồ ăn quá mặn
Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục.
Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Thực phẩm nhiều chất chua
Thực phẩm nhiều chất chua
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn và nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.
Thực phẩm để lâu
Thực phẩm để lâu
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh, còn nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết lưu.
Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Lạm dụng thuốc bổ
Lạm dụng thuốc bổ
Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp. Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón.
Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống nhiều loại thuốc như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
Ăn chay dài ngày
Ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này.
Nếu lượng dinh dưỡng hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay dài ngày, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín và có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.
Cá ngậm thủy ngân
Cá ngậm thủy ngân
Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh các loại cá có nguy cơ chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình). Thủy ngân dùng trong thời gian dài khi mang thai có thể gây ra các tổn thương cho não và thai chậm phát triển.
Bổ sung quá nhiều vitamin A
Bổ sung quá nhiều vitamin A
Bổ sung vitamin A có thể chứa retinol – hoạt chất gây hại đến thai nhi và thường gây các bất thường ở trẻ với số lượng lớn. Bạn không nên dùng thêm các chất bổ sung trừ khi bác sĩ chỉ định.
Trứng sống, trứng trần qua hoặc nấu chưa chín
Trứng sống, trứng trần qua hoặc nấu chưa chín
Bạn nên tránh trứng sống hoặc bất kì loại thực phẩm cần tránh khi mang thai nào có nguy cơ (như mayonnaise tự làm hoặc custards) vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.
Pho mát mềm
Pho mát mềm
Tránh các loại pho mát mềm vì trong chúng chứa vi khuẩn listeria – có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.
Thịt nguội
Thịt nguội
Thịt nguội là nguồn lây nhiễm listeria, nguyên nhân gây sảy thai, đây là loại thực phẩm cần tránh khi mang thai Trước khi ăn, bạn nên hâm nóng lại thịt bằng cách hấp hoặc chế biến.
Caffeine
Caffeine
Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.
Rượu
Rượu
Chưa có thông báo về lượng rượu có thể uống trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên lời khuyên an toàn là bạn nên tránh nó. Quá trình mang thai tiếp xúc với rượu có thể dẫn đến rối loại phát triển ở trẻ.
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Hãy chắc chắn bất kì sản phẩm sữa nào bạn uống đều được thanh trùng. Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria – phụ nữ mang thai có khả năng nhiễm vi khuẩn này cao gấp 20 lần vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
Trái cây chưa rửa sạch
Trái cây chưa rửa sạch
Trái cây và hoa quả cần thiết trong quá trình mang thai, tuy nhiên bạn nên rửa sạch chúng để tránh các chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác.
Khoai tây mọc mầm xanh
Khoai tây mọc mầm xanh
Không riêng mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn khoai tây mọc mầm xanh vì nó rất độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe, loại thực phẩm cần tránh khi mang thai này có chất solanin, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai cho mẹ bầu.
Rau sam-thực phẩm cần tránh khi mang thai
Rau sam
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Nhưng chúng lại thuộc nhóm thực phẩm mẹ bầu cần kiêng, đặc biệt đối với bà bầu trong 3 tháng đầu bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Thực tế, có những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp đối với phụ nữ mang thai. Do đó việc tìm hiểu kĩ các loại thực phẩm cần tránh khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh và phòng tránh được những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.