Chế biến 5 món nhậu tuyệt vời tại nhà cho ngày Tết
Ngày Tết, mâm cỗ quen thuộc với thịt gà luộc, canh măng, đĩa xào dễ khiến ta nhàm chán. Xin gợi ý cho bạn một số món thú vị hơn, vừa ngon vừa dễ nấu làm món nhâm nhi tuyệt […]
Xem tiếp...I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Chả cá là sản phẩm thủy sản được sản xuất từ thịt cá xay phối trộn với chất phụ gia và các gia vị sau đó được xay nhuyễn trong máy xay để có được độ quánh dẻo, sau đó được định hình và gia nhiệt.
Đặc điểm chung của chả cá là tính dai, đàn hồi do sự liên kết của protein cơ thịt cá kết hợp với khả năng tạo gel của phụ gia với protein khi được phối trộn trong điều kiện thích hợp.
Khả năng tạo gel của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại và tỷ lệ phụ gia, phương pháp xử lý nhiệt, thời gian định hình; độ tươi của nguyên liệu, pH, hàm lượng protein,… đây là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mạng lưới liên kết trong sản phẩm và cần được kiểm soát trong quá trình chế biến.
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chả viên cá thát lát, đề xuất quy trình công nghệ chế biến chả viên cá thát lát phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
II.NGUYÊN/VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
1.1. Nguyên liệu chính
Cá thát lát Notopterus notopterus (Gymnotus notopterus) thuộc Họ Notopteridae, được nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long, cá còn tươi, có khối lượng đồng đều và tương đương với khối lượng thường được sử dụng trong chế biến chả cá tại khu vực này. Cá được bảo quản lạnh trước khi đưa về phòng thí nghiệm.
1.2. Nguyên liệu phụ
Nguyên liệu phụ dùng trong chế biến chả cá thát lát bao gồm: bột mì, bột năng, gluten, lòng trắng trứng, socbitol (C6H12O6); polyphotphat, natri axetat; muối ăn (NaCl), đường, bột ngọt (C5H8NaO4.H2O), tiêu trắng, hành khô; natri bicacbonat (NaHCO3).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp xác định độ chắc của chả cá
Độ chắc của chả cá được xác định trên máy đo SUN RHEO TEX – Nhật (model SD-700) bằng chế độ PEAK với đường kính trụ nén 5 mm, độ dài trụ 10 cm, tốc độ di chuyển đầu trụ là 60 mm/phút. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần, mỗi nghiệm thức có ít nhất 10 giá trị đo và được đo từ ít nhất 3 mẫu thử.
2.2. Phương pháp xác định độ uốn lát cắt
Cắt mẫu thử thành từng lát mỏng 4-5 mm. Dùng ngón tay uốn gập từ từ những lát mỏng làm đôi hoàn toàn khoảng 5 giây rồi tiếp tục gấp làm tư để xác định độ dẻo. Cứ mỗi nghiệm thức kiểm tra 5 lát thịt cá. Mức độ dẻo của mẫu thử được đánh giá theo thang điểm 5 bậc quy định trong bảng 1.
Bảng 1.Thang điểm đánh giá độ uốn cắt lát
Tình trạng mẫu thử |
Hạng |
Cả 5 lát đều không gẫy khi gập tư |
AA |
1 trong 5 lát có vết nứt nhẹ khi gập tư |
A |
Cả 5 lát khi gập đôi đều có vết nứt nhẹ |
B |
Cả 5 lát khi gập đôi bị gãy nhưng còn dính lại |
C |
Cả 5 lát gãy hoàn toàn chưa gập đôi |
D |
2.3. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Sau khi xác định được các loại và tỷ lệ phụ gia bổ sung thích hợp, đã bố trí thí nghiệm quy hoạch thực nghiệm yếu tố ảnh hưởng nhằm tìm ra công thức tối ưu nhất khi kết hợp các thành phần nguyên liệu với nhau.
2.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm:
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê (độ tương quan, so sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức) bằng phần mềm thống kê SG-Plus for Win 3.0. Phương pháp qui hoạch thực nghiệm yếu tố toàn phần.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia
Các loại phụ gia được chọn để nghiên cứu là những chất có khả năng đồng tạo gel với protein và hỗ trợ, tạo mạng lưới liên kết với protein. Khi nghiền trộn với nhau, khả năng tạo gel sẽ diễn ra giữa chúng hoặc giữa chúng với protein. Các chất hỗ trợ tạo gel thường dùng là: tinh bột, gelatin, carragenan, gluten…
1.1. Tinh bột:
Tinh bột cũng có thể tạo liên kết với protein, nhờ có tính chất này mà khả năng giữ nước, độ cứng và độ đàn hồi của cấu trúc protein thịt cá được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu bổ sung tinh bột trong sản phẩm thịt cá xay được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của loại bột và tỷ lệ bổ sung đến chất lượng thịt cá xay
Tỷ lệ bột |
Độ chắc (g.cm) |
Độ uốn lát cắt |
||
Bột mì |
Bột năng |
Bột mì |
Bột năng |
|
0 |
145,43ab |
145,43ab |
A |
A |
4 |
163,84a |
167,16a |
A |
A |
7 |
195,45b |
170,13a |
AA |
A |
10 |
245,40c |
212,10d |
A |
A |
Giá trị có số mũ giống nhau không khác biệt về mặt thống kê (p=0,05)
Từ kết quả thí nghiệm ta thấy việc bổ sung bột có tác dụng đồng tạo gel với thịt cá, giúp chả cá được tạo thành có chất lượng tốt hơn. Ở tỷ lệ bột bổ sung thấp (4%) không có sự khác biệt về chất lượng giữa mẫu bổ sung bột mì hay bột năng. Đối với bột mì, tỷ lệ bổ sung 7% bột so với khối lượng cá đã cho sự khác biệt rõ về chất lượng so với mẫu chỉ bổ sung 4%, trong khi điều này chưa thấy ở bột năng khi mẫu được bổ sung 7% bột có chất lượng không khác so với mẫu bổ sung 4% bột. Ngoài ra, khi hàm lượng bột tăng lên thì khả năng đồng tạo gel với thịt cá tốt hơn so với bột năng. Hơn thế, với tỷ lệ bổ sung bột mì (10%) thì thịt cá xay không những có độ chắc tốt mà độ dai cũng rất tốt (độ uốn lát cắt đạt loại A). Từ kết quả này đề tài đã chọn bột mì để làm nguyên liệu bổ sung khi chế biến chả cá nhằm hỗ trợ việc tạo liên kết cũng như hạ giá thành sản phẩm.
1.2. Gluten: Gluten là protein có trong bột mì, là chất thường được dùng để hỗ trợ việc tạo gel ở các sản phẩm dạng định hình. Kết quả nghiên cứu bổ sung gluten trong sản phẩm thịt cá xay được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung gluten lên chất lượng thịt cá xay
Tỷ lệ gluten |
Độ chắc (g.cm) |
Độ uốn cắt lát |
0 |
149,84a |
A |
2 |
169,76b |
A |
4 |
214,29c |
AA |
6 |
256,08ab |
AA |
8 |
268,95ab |
A |
Giá trị có số mũ giống nhau không khác biệt về mặt thống kê (p=0,05)
2. Nghiên cứu lựa chọn chất hỗ trợ kỹ thuật
Cơ thịt cá chứa hàm lượng enzym proteaza nội bào khá cao. Những enzym này sẽ phân hủy protein ngay lập tức sau khi thu hoạch cá và trong quá trình sơ chế, chế biến cũng như bảo quản. Như vậy hoạt động của enzym proteaza góp phần làm giảm khả năng tạo liên kết của cơ thịt cá. Do đó trong quá trình sản xuất những sản phẩm chả cá người ta tìm cách bổ sung những chất ức chế enzym proteaza dạng protein (không có nguồn gốc từ cá) hay những chất kết dính như lòng trắng trứng, bột mì, protein đậu tương,…để cải thiện khả năng tạo độ chắc và tính kết dính của cơ thịt cá.
Thí nghiệm thực hiện với hai loại chất có khả năng ức chế enzym proteaza để cải thiện khả năng tạo độ chắc và tính kết dính của cơ thịt cá là lòng trắng trứng tươi và protein đậu tương. Kết quả đánh giá chất lượng thịt cá xay sau khi được bổ sung lòng trắng trứng và protein đậu tương được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 4. Chất lượng thịt cá xay sau khi được bổ sung lòng trắng trứng và protein đậu tương
Tỷ lệ bổ sung |
Độ chắc (g.cm) |
Độ uốn lát cắt |
||
Protein đậu tương |
Lòng trắng trứng |
Protein đậu tương |
Lòng trắng trứng |
|
0 |
170,29a |
170,29a |
A |
A |
4 |
188,77b |
187,47b |
AA |
AA |
6 |
215,31c |
214,38c |
AA |
AA |
8 |
219,54c |
226,34d |
AA |
AA |
Giá trị có số mũ giống nhau không khác biệt về mặt thống kê (p=0,05)
Từ kết quả trên cho thấy việc bổ sung protein đậu tương và lòng trắng trứng có hiệu quả cải thiện cấu trúc thịt cá xay rõ rệt với tỷ lệ bổ sung từ 4% trở lên. Không có sự khác biệt về chất lượng cá giữa các mẫu bổ sung hai chất này ở các tỷ lệ dưới 6%. Tuy nhiên, khi lòng trắng trứng được bổ sung với tỷ lệ 8% chất lượng thịt cá xay có tốt hơn so với mẫu bổ sung protein đậu tương và cảm quan về vị cũng tốt hơn.
Căn cứ vào những kết quả trên đã quyết định chọn lòng trắng trứng để bổ sung như chất hỗ trợ kỹ thuật trong quy trình chế biến chả cá.
3. Kết quả thí nghiệm quy họach thực nghiệm
Nhằm xác định tác động của các yếu tố lên chất lượng sản phẩm đã tiến hành bố trí thí nghiệm quy hoạch tuyến tính toàn phần với ba yếu tố là bột mì, gluten và lòng trắng trứng. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu ở trên và có xét đến yếu tố giá thành đề tài đã bố trí thí nghiệm với các yếu tố được bổ sung ở hai mức trên và dưới như bảng 5
Bảng 5. Phương án bố trí thí nghiệm quy hoạch thực nghiệm
Yếu tố |
Mức trên (+1) |
Mức dưới (-1) |
Tâm phương án (0) |
Bột mì (X1) |
12% |
8% |
10% |
Gluten (X2) |
6% |
2% |
4% |
Lòng trắng trứng (X3) |
6% |
4% |
5% |
Sau khi tính các hệ số hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và kiểm định sự tương thích của phương trình hồi quy với thực nghiệm có được phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa độ chắc của chả cá với các thành phần nguyên liệu bổ sung như sau:
Y = 268,5 + 13,5X2 – 12X1X3
Từ phương trình trên ta thấy gluten có ảnh hưởng cao đến độ chắc của chả cá, khi hàm lượng gluten tăng thì độ chắc của chả cá cũng tăng. Ảnh hưởng của bột mì và lòng trắng trứng lên độ chắc là ảnh hưởng kép. Phương trình cho thấy nếu muốn tăng độ chắc của chả cá thì bột mì và lòng trắng trứng phải được bổ sung theo tỷ lệ nghịch.
Xem xét đến giá thành cũng như sự phổ biến của nguyên liệu trên thị trường đề tài đã bổ sung bột mì ở mức cao (+1) và lòng trắng trứng ở mức thấp (-1).
Như vậy thành phần nguyên liệu phụ thích hợp là: 12% bột mì, 6% gluten và 4% lòng trắng trứng.
4. Kết quả lựa chọn tỷ lệ gia vị
Ngoài những thành phần nguyên liệu phụ, sản phẩm còn bổ sung thêm những gia vị và phụ gia khác nhằm tăng giá trị cảm quan cũng như chất lượng trong quá trình bảo quản.
Sau nhiều thí nghiệm bổ sung gia vị ở các nồng độ khác nhau, thông qua quá trình đánh giá cảm quan, phân tích lý hóa, đã chọn tỷ lệ gia vị, phụ gia như sau (bảng 6).
Bảng 6. Thành phần nguyên liệu, phụ gia phối trộn
STT |
Nguyên liệu |
Tỷ lệ (% so với khối lượng cá) |
2 |
Gluten |
6 |
3 |
Lòng trắng trứng |
4 |
4 |
Muối |
3 |
5 |
Đường |
3 |
6 |
Bột ngọt |
2 |
7 |
Bột tiêu |
1,5 |
8 |
Bột hành |
1,5 |
9 |
Socbitol |
2 |
10 |
Polyphotphat |
0,5 |
11 |
Natri bicarbonate |
0,4 |
12 |
Nước |
30 |
5. Xác định chế độ ủ ổn định cấu trúc
Kết quả đánh giá chất lượng các mẫu chả cá được ổn định cấu trúc ở các chế độ khác nhau như sau (bảng 7).
Bảng 7. Chất lượng chả cá theo từng chế độ ổn định cấu trúc
Chế độ ủ | Độ chắc của gel (g.cm) | Độ uốn cắt lát |
Không ủ | 277,06 | AA |
35oC/20’ | 328,84 | AA |
40oC/20’ | 294,43 | AA |
45oC/20’ | 254,93 | AA |
Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu được ổn định cấu trúc ở nhiệt độ phù hợp chất lượng chả cá sẽ tốt hơn so với mẫu không qua giai đọan ủ. Ổn định trong nước ở nhiệt độ 35oC cấu trúc chả cá cho chất lượng rất tốt cả về độ chắc lẫn độ uốn cắt lát. Điều này có thể giải thích do hiện tượng Suwari. Nếu ủ ở nhiệt độ 45oC, chất lượng chả cá giảm, thậm chí theo kết quả thí nghiệm ta thấy chất lượng mẫu chả cá ở 45oC còn thấp hơn cá mẫu không qua giai đoạn ủ ổn định. Có thể do ở cá thát lát hiện tượng Modari xảy ra mạnh ở nhiệt độ 45oC.
Do vậy đề tài chọn chế độ ủ 20 phút trong nước ở nhiệt độ khoảng 35oC để ổn định cấu trúc cho viên cá trước khi sang giai đọan gia nhiệt.
6. Xác định chế độ gia nhiệt
Kết quả khảo sát sự truyền nhiệt cho thấy nếu viên cá được đun nóng ở 90oC thì sau 6 phút nhiệt độ tâm viên cá đạt 80oC và đến 20 phút tâm viên cá đạt nhiệt độ 88oC. Nếu đun sôi viên cá thì chỉ sau 2-3 phút nhiệt độ tâm viên cá đã đạt 80oC.
Kết quả đánh giá chất lượng chả cá được gia nhiệt theo 2 cách như sau (bảng 8).
Bảng 8. Chất lượng chả cá theo những cách gia nhiệt khác nhau
Chế độ gia nhiệt | Độ chắc (g.cm) | Độ uốn lát cắt |
Đun sôi | 298,38a | AA |
90oC | 319,77b | AA |
Giá trị có số mũ giống nhau không khác biệt về mặt thống kê (p=0,05)
Kết quả đánh giá chất lượng chả cá cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa hai mẫu chả cá được gia nhiệt theo hai cách khác nhau. Nếu được gia nhiệt từ từ ở 90oC cấu trúc chả cá chắc hơn so với mẫu được đun sôi. Ngoài ra, viên cá được đun từ từ ở 90oC có bề mặt ngòai mướt, mịn hơn so với viên cá được luộc trong nước sôi. Viên cá nếu được luộc trong nước sôi sẽ phồng lên, khi nguội xẹp xuống nên bề mặt viên cá rất nhăn và dễ bị nứt, vỡ.
Như vậy cách tốt nhất để gia nhiệt là luộc nâng nhiệt từ từ và giữ ở 90oC trong 20 phút.
7. Đánh giá chất lượng sản phẩm
– Kết quả phân tích thành phần hóa học của chả cá thát lát được trình bày trong bảng 9
Bảng 9. Thành phần hóa học chả cá thát lát
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Kết quả |
1 |
Protein |
% |
13,18 ± 0,77 |
2 |
Tro |
% |
2,18 ± 0,15 |
3 |
Chất béo thô |
% |
0,55 ± 0,05 |
4 |
Ẩm |
% |
70,12 ± 1,08 |
5 |
Đạm amoniac |
mg/100g |
11,72 ± 1,04 |
6 |
Hixtamin |
ppm |
KPH (LOD=10) |
7 |
Chất béo tổng |
% |
0,69 ± 0,05 |
– Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm được trình bày trong bảng 10
Bảng 10. Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm chả cá thát lát
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Kết quả |
1 |
Tổng vi khuẩn hiếu khí |
Cfu/g |
1,6×102 |
2 |
Coliforms |
MPN/g |
< 3 |
3 |
E.coli |
MPN/g |
< 3 |
4 |
Staphylococcus aureus |
Cfu/g |
0 |
5 |
Salmonella |
Trong 25g |
KPH |
6 |
Shigella |
Cfu/25g |
KPH |
7 |
V.parahaemolyticus |
Cfu/25g |
KPH |
8 |
V.cholera |
Cfu/25g |
KPH |
9 |
Lis.monocytogenes |
Cfu/25g |
KPH |
(CFU: colony forming unit; MPN: Most proable number; KPH: không phát hiện.).
Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật sản phẩm cho thấy sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Sơ bộ tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm được tính toán sơ bộ, với các chi phí chính như trong bảng 11.
Bảng 11: Sơ bộ tính toán giá thành sản phẩm
|
Với số lượng các nguyên vật liệu trên, sẽ cho ra 180kg sản phẩm. Vậy giá thành sản xuất 01 kg chả cá thát lát là: 13165000 đ / 180 kg = 73140 đ/kg
Với chất lượng sản phẩm và giá bán như vậy thì thị trường sẽ chấp nhận được.
9. Đề xuất quy trình chế biến chả viên cá thát lát
Sau quá trình nghiên cứu đề tài đề xuất quy trình chế biến chả viên cá thát lát như sau:
Giải thích quy trình:
Quết cá trong khỏang 10 phút sau đó cho tiếp 1/3 lượng nước đá còn lại vào nhằm ổn định nhiệt độ lạnh cho khối cá. Tổng thời gian quết khỏang 10 – 15 phút (tùy theo công suất máy quết), đến khi thịt cá thành một hỗn hợp dạng patê dẻo quánh, bóng mịn và không dính.
IV. KẾT LUẬN
Cá thát lát là loại cá có tỷ lệ thịt phi lê cao. Thịt cá có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo trong thịt cá thấp rất thích hợp để sản xuất sản phẩm chả cá. Đề tài đã nghiên cứu được ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chả cá thát lát tại các công đoạn chế biến. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ phối trộn các loại phụ gia chính: bột mì: 12%, gluten: 6%, lòng trắng trứng: 4%; chế độ ổn định cấu trúc chả cá ở nhiệt độ 35oC trong 20 phút; chế độ gia nhiệt sản phẩm ở 90oC trong 20 phút cho chất lượng sản phẩm tốt nhất. Từ đó, đã xây dựng được quy trình chế biến chả viên từ cá thát lát đảm bảo chất lượng phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Hiện tại Công ty tập trung phân phối Hàng
đông lạnh, thịt đông lạnh cả Miền Nam được
lưu trử kho lạnh.
Đơn hàng đầu tấn, tạ lấy ở các kho:
KHÁCH LỄ NHẬN TẠI : 110/20/03/ BÀ HOM
.P13.Q6. HCM
KHÁCH LẤY TRÊN 1 TẤN NHẬN TẠI
107/41D LẠC LONG QUÂN P03.Q11 HCM
Đơn hàng sĩ số lượng lớn:
Kho meito Bình Dương, Kho Vạn Đạt, Kho
Transimex Q9, Kho Hoàng Hà Tân Bình, Kho
Á Châu -Automated.vv
Ngày Tết, mâm cỗ quen thuộc với thịt gà luộc, canh măng, đĩa xào dễ khiến ta nhàm chán. Xin gợi ý cho bạn một số món thú vị hơn, vừa ngon vừa dễ nấu làm món nhâm nhi tuyệt […]
Xem tiếp...Ngày Lễ luôn là dịp mà gia đình có thể sum họp cùng nhau. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị các món ăn ngon miệng và đẹp mắt là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa biết […]
Xem tiếp...Thưởng thức mực một nắng, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời Phan Thiết… Mực là một trong những món […]
Xem tiếp...Uống bia với trứng gà là cách mà những người gầy yếu muốn tăng cân, người tập gym, luyện võ,…thường dùng để bổ sung dinh dưỡng, nhưng thực ra có nên uống như vậy không? Uống bia với trứng gà […]
Xem tiếp...Cua biển thường có 3 loại sau : Càng xanh: càng to và dài , đây là loại cua thông dụng nhất ,dễ nuôi, mau lớn và hiền tính, kích
Xem tiếp...Hải Sản Tươi Ngon xin chia sẽ với các bạn những câu chuyện cười xoay quanh chuyện ăn nhậu, nhằm mục đích giải trí là chủ yếu. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài […]
Xem tiếp...Đào tạo và tuyển dụng nhân viên bao giờ cũng là một trong những công việc quan trọng nhất của quá trình kinh doanh quán ăn, quán nhậu. Hãy cùng điểm qua một số kinh nghiệm để công việc tuyển dụng […]
Xem tiếp...Thích ăn nhậu hơn cơm nhà, thích uống rượu thích làm những điều đòi hỏi 100% năng lượng, cô cử nhân bằng đỏ khoa Lịch sử bỏ ngang nghề báo để mở quán nhậu KIẾN! Có gì ngại nhỉ, nếu […]
Xem tiếp...Tỏi hay cá hồi là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm mùa. Khi mùa cúm đang tới gần và đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường, […]
Xem tiếp...Ngoài thức ăn ngon và dịch vụ tốt, cảnh quan nhà hàng, quán ăn, quán nhậu cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh này. Bạn muốn khách hàng cảm thấy thoải mái và […]
Xem tiếp...Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cá là một trong những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.
Xem tiếp...Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định số 40/2008/NĐ–CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; – Thông tư số 10/2008/TT – BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn […]
Xem tiếp...