Kinh doanh quán nhậu hiện nay được đánh giá là một lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền, nó thu hút rất nhiều người tham gia. Đi trên các tuyến đường chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều quán nhậu từ hạng sang cho đến vỉa hè lúc nào cũng đông đúc và tấp nập khách ra vào. Nếu bạn cũng đang có ý định tìm nơi cho thuê mặt bằng mở quán nhậu thì những lời khuyên sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được mặt bằng tốt để mở quán.
Việc kinh doanh quán nhậu hiệu quả thì cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố như: vốn, mặt bằng, thực phẩm, nhân viên, các mối quan hệ… Trong đó, mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng, việc thành công hay thất bại hầu hết phụ thuộc vào sự lựa chọn và đánh giá của bạn trong việc tìm một địa điểm phù hợp.
Vấn đề cần quan tâm khi chọn địa điểm mở quán nhậu
- Nhân chủng học: mật độ dân số, số hộ gia đình, ước tính dân số theo chủng tộc, độ tuổi và theo mức thu nhập trong bán kính một, hai hay năm dặm.
- Có thể mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai
- Thuận tiện giao thông (Ví dụ, một cửa hàng bán bánh cần ở một vị trí thuận chiều trên đường đi làm. Mặt khác, cửa hàng bán rượu cần có vị trí ở phía bên đường theo chiều từ chỗ làm về nhà.). Khách hàng phải biết rằng bạn đã có mặt ở đó. Họ có thể nhìn thấy quán nhậu của bạn. Thông thường thì phía cuối hoặc góc đường là những vị trí tốt hơn và đó là tại sao tiền thuê ở những nơi này cao hơn. Làm một cái bảng hiệu với kích cỡ lớn nhất có thể. Hãy nói cho công chúng biết rõ bạn đang kinh doanh cái gì.
- Cơ sở hạ tầng phù hợp: Lối đi và việc đỗ xe: Đảm bảo bạn có nơi đỗ xe thuận tiện và đủ chỗ. Hãy tránh những phố có sử dụng dải phân cách hoặc phố giao thông một chiều. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước.
- Khoảng cách với đối thủ cạnh tranh: Cần biết các đối thủ cạnh tranh của bạn ở đâu. Hãy tìm hiểu xem các đối thủ của bạn đang làm gì và họ thực hiện như thế nào.
- Thuận tiện cho hệ thống vận chuyển và giao hàng
Tiêu chí và một số điều cần nhớ khi chọn địa điểm/vị trí mở quán nhậu:
- Chẳng có cái gì gọi là “địa điểm tốt cuối cùng còn sót lại”.
- Việc bắt chước những tiêu chí chọn địa điểm của các đối thủ thành công sẽ giúp cho bạn tránh được những sai lầm
- Nếu bạn đang xây dựng hướng kinh doanh dạng chuỗi, đừng bao giờ thuê địa điểm thứ hai cho đến khi việc kinh doanh quán nhậu ở địa điểm thứ nhất có lãi và đã được chứng minh.
- Việc bạn trả tiền thuê với giá hợp lý ở một địa điểm lý tưởng còn hơn là trả một tiền thuê cao cho một nơi bình thường.
- Không nên quá phụ thuộc vào những đơn vị môi giới địa ốc trong việc chọn địa điểm cho bạn.
- Lái xe qua các tuyến phố và đi dạo quanh khu bạn sống là một cách hay khi tìm kiếm địa điểm.
Mẫu sau đây sẽ cho bạn một phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi địa điểm tiềm năng. Đầu tiên, hãy đánh giá địa điểm của bạn theo mỗi yếu tố theo thang điểm từ 1 tới 10. Với 10 là điểm cao nhất. Thứ hai, xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với ngành kinh doanh của bạn theo mức từ 1 đến 5. Mức 5 là quan trọng nhất. Nhân điểm số với mức quan trọng (trọng số) sẽ được số điểm cho mỗi yếu tố. Cộng tất cả số điểm lại sẽ ra tổng số. Lặp lại việc này với mỗi địa điểm sẽ cho ta một bản phân tích so sánh khách quan.
Bảng tiêu chí về địa điểm |
Yếu tố |
Điểm 1-10 |
Trọng số 1-5 |
Điểm |
Mật độ giao thông: Ô tô và người đi bộ |
|
|
|
Có thể nhìn thấy được |
|
|
|
Khoảng cách tới đối thủ cạnh tranh |
|
|
|
Quy hoạch |
|
|
|
Đỗ xe (bao gồm bãi đỗ xe không nằm trên đường) |
|
|
|
Điều kiện của bất động sản |
|
|
|
Khoảng cách tới những nơi có nhiều khách hàng |
|
|
|
Mức thu nhập của những người xung quanh |
|
|
|
Mật độ dân số |
|
|
|
Các tộc người trong dân số địa phương |
|
|
|
Yếu tố về tuổi |
|
|
|
Hướng phát triển của khu vực |
|
|
|
Tiêu chí đang tăng hay giảm giá trị |
|
|
|
Tỷ lệ tội phạm/trộm cắp |
|
|
|
Nguồn nhân lực đạt yêu cầu |
|
|
|
Mức lương |
|
|
|
Khoảng cách với nhà cung cấp |
|
|
|
Điều kiện và phí thuê địa điểm |
|
|
|
Mức độ đầy đủ của các thiết bị, ga, nước |
|
|
|
Thuận tiện về giao thông |
|
|
|
Tổng số điểm |
|
Những điều cần cân nhắc khi thuê hoặc mua địa điểm kinh doanh quán nhậu
- Dành cho những quán nhậu mới thành lập, điều chủ yếu cần xem xét là số tiền cần cho quán
- Các yêu cầu sẽ tiếp tục thay đổi? Nếu vậy thì có lẽ là nên đi thuê
- Các khuyến khích về thuế và cho vay có thể mua được không?
- Việc sở hữu sẽ giúp cố định chi phí trong tương lại cũng như đảm bảo chắc chắn vị trí đó thuộc về bạn
Những việc cần làm khi thuê địa điểm kinh doanh quán nhậu
Nên có một luật sư chuyên về bất động sản để giúp bạn trong việc đàm phán để thuê hay mua địa điểm. Hầu hết các hợp đồng thuê điểm kinh doanh quán nhậu (thuộc điểm bán lẽ) là theo dạng người thuê chịu toàn bộ các khoản chi phí liên quan như tiền thuế, bảo hiểm, làm vườn, trang thiết bị, bảo vệ, rác và nước thải, tháo dỡ các tấm thạch cao và sửa chữa. Khoản phí này sẽ được tính trên diện tích bạn thuê. Các chi phí bảo dưỡng thông thường có thể là khá tốn kém nên bạn cần ước lượng chi phí mỗi tháng trước khi ký hợp đồng thuê. Chi phí này có thể khác nhau nhưng thường bao gồm việc quét dọn khu đỗ xe, sửa chữa cũng như các chi phí thông thường của khu vực chung.
Hãy yêu cầu có các điều khỏan bổ sung. Khi hết thời hạn cơ bản bạn có thể gia hạn hợp đồng thuê hoặc chuyển đi chỗ khác. Thời hạn thuê ban đầu nên để ngắn. Có một số lý do thuyết phục cho việc đặt một thời hạn thuê ngắn với các điều khoản bổ sung:
- Việc kinh doanh ăn uống của bạn có thể không thành công ở vị trí ban đầu. Thời hạn thuê ngắn sẽ giảm thiểu chi phí thuê phải đóng góp.
- Các điều kiện của hợp đồng thuê cần phải linh hoạt cho trường hợp việc kinh doanh phát triển cần mở rộng thêm diện tích, thêm bàn ghế, thêm chỗ để xe…. (Những quán nhậu kinh doanh hiệu quả thì dù mới thành lập không lâu nhưng thường có tốc độ phát triển nhanh hơn dự đoán.)
Phải tính đến khả năng bạn cần phải mở rộng việc kinh doanh và cần mở rộng địa điểm. Để làm được điều này thì hợp đồng thuê của bạn cần nhấn mạnh rằng nếu bạn cần mở rộng địa điểm thì diện tích thuê của bạn sẽ được tăng lên, bạn có thể chuyển sang một vị trí khác thuận lợi hơn hoặc có thể hủy hợp đồng.
Những việc không nên khi thuê địa điểm kinh doanh quán nhậu
- Không nên vội vàng đưa ra quyết định. Chẳng có địa điểm nào là điểm tốt cuối cùng cả.
- Không nên đánh giá hoàn toàn vào việc thuê mướn. Hãy trả tiền thuê công bằng cho một địa điểm lý tưởng.
- Không nên để người cho thuê khống chế tất cả các điều kiện thuê.
Các điểm cần xem xét trước khi ký hợp đồng thuê hoặc mua địa điểm
- Đây có phải là địa điểm tốt nhất có thể thuê được trong khu vực mà bạn mong muốn?
- Nó có đáp ứng các tiêu chí cụ thể của bạn?
- Cơ sở hạ tầng và thiết bị cũng như việc sửa chữa đã đầy đủ?
- Tiền thuê: có hợp lý so với các địa điểm khác trong cùng khu vực hay không?
- Điều kiện: bạn thuê ngắn hạn (dưới 1 năm) hay dài hạn?
- Mặt bằng: diện tích mặt bằng là bao nhiêu? Tiền thuê và các phí bảo dưỡng thông thường được tính trên mỗi m² mà bạn thuê.
- Phí bảo dưỡng thông thường: phí dự tính cho một năm là bao nhiêu?
- Điều khỏan bổ sung: bạn có đưa ra điều khoản bổ sung cho phép tiếp tục thuê địa điểm sau khi thời gian thuê đầu tiên kết thúc không?
- Việc tăng tiền thuê: là dựa trên giá thuê cố định hay dựa trên chỉ số giá cả tiêu dùng. Nếu vậy, hãy đàm phán về tỷ lệ tăng tối đa.
- Tiền thuê theo phần trăm: một số chủ nhà có thể đòi hỏi tiền thuê gồm một mức cố định cộng với một tỷ lệ phần trăm doanh thu của bạn. Đây là một vấn đề cần thảo luận.
- Việc sửa chữa, cải tạo của người thuê: đưa ra thỏa thuận bằng văn bản về trách nhiệm của chủ nhà và của bạn trong việc thực hiện các phần cải tạo để chuẩn bị địa điểm cho việc kinh doanh.
- Quyền nhượng lại hoặc cho thuê lại: Chủ nhà đồng ý “không được rút lui mà không có lý do chính đáng”
- Biển hiệu: cần cụ thể bằng phụ lục và miêu tả
- Điều khỏan bổ sung về các yêu cầu mở rộng: nếu bạn cho rằng việc kinh doanh của mình sẽ mở rộng, phát triển
- Quyền đỗ xe: đảm bảo bạn có đủ chỗ đỗ xe.
- Đảm bảo cá nhân: cần tránh nếu có thể. Nếu đó là một yêu cầu, hãy yêu cầu luật sư của bạn xem xét điều khoản này một cách cẩn thận.
Tất cả các giấy tờ thuê đều có phụ lục
-
- Sơ đồ khu vực, đó là một bản vẽ phía bên trong của nhà kho, nhà vệ sinh, cửa và cửa sổ, hệ thống thông khí của điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác.
- Các tiêu chí về biển hiệu, đính kèm bản vẽ về loại biển hiệu mà bạn mong muốn và nhớ nêu màu và kích cỡ của nó.
- Trách nhiệm xây dựng, hãy làm rõ chính xác những gì chủ nhà sẽ phải làm và những gì bạn sẽ phải làm.
- Những yêu cầu đặc biệt của người thuê.