Trước khi được bán với giá “cắt cổ” những món ăn này là đồ ăn thường ngày của những người dân lao động bình thường, thậm chí một số món còn được “cho không”.
Trứng cá muối (caviar)
Ngày nay, trứng cá muối là loại thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới với giá dao động từ 7.000-10.000 USD/kg. Tuy nhiên, ít người biết rằng món ăn này đã từng được “cho không” vào những năm 1800. Khi đó, người ta từng phục vụ miễn phí trứng cá muối ở các quán bar trên khắp nước Mỹ. Điều này giúp quán bán được nhiều bia hơn.
Sau này, việc đánh bắt quá mức khiến cá tầm (loại cá tạo ra món trứng cá muối đắt đỏ ngày nay) trở nên khan hiếm nên giá món này bị đẩy cao vút.
Hàu
Vào những năm 1800, hàu là món ăn phổ biến trong tầng lớp lao động ở New York (Mỹ) và London (Anh). Chúng được phục vụ miễn phí trong quán bar để tăng nhu cầu mua bia.
Sau này, khi dân số của hai thành phố tăng lên theo cấp số nhân, lượng hàu đánh bắt mỗi ngày không còn đủ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nữa. Sự thiếu hụt hàu khiến giá của chúng bị đội lên nhanh chóng, trở thành loại hải sản đắt đỏ bậc nhất.
Cá hồi
Từng có một thời gian dài, các thương lái không thể thuyết phục mọi người mua cá hồi trắng. Sau một thời gian bị “hắt hủi”, cá hồi trắng giờ đây đã tìm lại được “địa vị” của nó. Món ăn này thường xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng, quán sushi cao cấp.
Giá cá hồi trắng thậm chí còn cao hơn màu hồng mà bạn vẫn thường thấy ở các quán ăn.
Tôm hùm
Tôm hùm có “xuất thân” khá “thấp kém” bởi trước đây tôm hùm được xem là một loài động vật gây phiền phức cho những chuyến đi đánh bắt cá trên đại dương. Tôm hùm thường được trao cho những người nghèo khổ hoặc tù nhân. Khi đó, tôm hùm đến nỗi nhiều nông dân đã mua chúng chỉ để làm phân bón cho cây trồng.
Sau khi đường sắt được phát minh, giao thông trở nên thuận tiện hơn và người dân có thể dễ dàng đi đến các thành phố biển. Tôm hùm dần dần được mọi người ưa chuộng hơn. Ngày nay tôm hùm gần như là thứ chỉ dành riêng cho người giàu.
Sushi
Sushi từng là món ăn đặc trưng của ngư dân nghèo Nhật Bản. Sushi ban đầu được phát minh như một cách để bảo quản cá bằng cách phủ gạo lên men xung quanh cá.
Sau đó, người Nhật bắt đầu sử dụng rượu sake hoặc giấm thay vì gạo lên men. Sự phổ biến của sushi bắt đầu kể từ lúc đó, tuy nhiên mãi sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, giá sushi mới tăng vọt.
Bít tết
Trước những năm 1980, người ta không biết cách chế biến làm sao để miếng bít tết trở nên thơm ngon nên giá thành của nó rất rẻ.
Sau khi các đầu bếp bắt tay vào nghiên cứu, cải tiến công thức thì giá của món bít tết cũng leo thang từ đó.