Trong gian bếp của mỗi gia đình vào ngày tết thì ngoài những món đồ gia dụng góp phần đem đến những món ăn ngon thì những món ăn lại đem thông điệp mang đến sự may mắn và thành đạt. Vậy những món ăn đem đến may mắn cho năm mới là gì? Hãy cùng MinhHuy Foods tìm hiểu những món ăn đó nhé!
Xôi gấc
Xôi gấc
Theo quan niệm nhân gian: màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Vì vậy mà các món ăn từ quả gấc thường là lựa chọn số 1 của gia đình Việt trong các dịp lễ, tết hay ngày trọng đại để mong gia đình “đỏ” cả năm.
Nguyên liệu
- 2 kg gạo nếp
- ½ chén dầu ăn hoặc 100ml nước cốt dừa (nếu thích)
- 200 gr đường (nếu thích)
- ½ muỗng canh muối
- 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn (cooking wine)
- 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc)
Cách làm
- Gạo nếp: vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra xả lại cho sạch, để cho ráo nước.
- Gấc: lựa trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.
- Ướp gấc với rượu trắng và một ít muối, ướp qua đêm. Sở dĩ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn.
- Trộn thịt gấc + nếp + ½ muỗng canh muối cho đều.
- Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.
- Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.
- Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều (nếu thích). Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.
Gà luộc
Gà luộc
Có lẽ không có món ăn nào quen thuộc với tất cả chúng ta hơn món gà luộc. Và chính vì thế, món ăn này cũng nằm trong danh sách những món ăn tuyệt vời để trả lời cho câu hỏi đầu năm ăn gì. Gà luộc có màu vàng óng ả cùng cách bày biện đẹp mắt sẽ đem đến ý nghĩa như một sự sung túc cho cả năm may mắn và đủ đầy. Ngoài ra, đây cũng là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe với đầy đủ các chất béo, protein, vitamin giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Theo đông y, đây cũng là món bồi bổ cho cơ thể vô cùng hiệu quả nên thích hợp để ăn vào dịp lễ tết.
Nguyên liệu
Cách làm
- Bước 1: Chà xát gà (cả ngoài lẫn trong bụng) với muối để làm sạch gà và khử mùi hôi, rửa lại với nước sạch. Bí quyết để không rách da khi luộc gà là sau khi rửa sạch gà nên chặt phần chân gà, da gà sẽ co lại khi luộc.
- Bước 2: Chọn nồi có cao và rộng tương đương với kích thước gà đã mua để có thể luộc gà vừa chín đều, không bị teo và có hình dáng đẹp mắt. Trước khi cho gà vào nồi, dùng tăm cố định phần đầu gà với thân gà.
- Bước 3: Cho gà vào nồi sao cho phần bụng ở dưới, phần đầu phía trên. Sau đó, cho nước lạnh vào ngập đầu gà và bắc nồi lên bếp, bật lửa to để luộc gà. Cách luộc thịt gà ngon là cho gừng, hành củ đã rửa sạch và đập dập vào nồi nước luộc gà, có thể cho thêm một ít bột canh hoặc muối. Bắt đầu luộc gà từ nước lạnh cho đến khi nước sôi sẽ giúp gà chín đều từ xương ra ngoài phần thịt.
- Bước 4: Khi nước luộc gà sôi, giảm lửa và luộc gà thêm 10 phút. Chú ý luộc gà từ lúc lửa to đến lửa nhỏ thì đều không đậy nắp nồi lại. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy nắp nồi lại để thịt gà được chín đều, chờ trong 20 phút.
- Bước 5: Vớt gà đã chín ra và cho gà vào nước đá lạnh để giúp thịt gà được dai và chắc, giữ màu da. Cách luộc gà ngon và da có màu vàng đẹp là dùng nghệ trộn với nước luộc gà rồi rưới đều lên da gà. Cách này cũng có thể thực hiện ở bước 1 trước khi luộc gà. Sau khi chế biến gà sạch sẽ thì xát nghệ toàn thân gà, để nghệ ngấm vào da gà khoảng 5 phút thì bắt đầu luộc gà.
Dưa hấu
Dưa hấu
Mâm ngũ quả đầu năm không bao giờ có thể thiếu được quả dưa hấu. Với hình dáng tròn trịa, loại quả này mang ý nghĩa sẽ giúp đem lại tài lộc và nhiều may mắn. Bên cạnh đó, sắc đỏ của ruột dưa cũng đem lại ý nghĩa là may mắn, “cát” trong ruột dưa hấu cũng là từ đồng âm với chữ “cát” trong cát tường. Do vậy, dưa hấu chính là một món ăn tuyệt vời cho ngày đầu năm.
Đương nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua những tác dụng tuyệt vời của dưa hấu đối với sức khỏe. Loại quả mọng nước này đem đến sự giải khát và thanh mát tuyệt vời. Ngoài ra, đây cũng là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng lại khẩu phần ăn của ngày tết vốn thường nhiều chất đạm, đường và béo.
Đủ đủ
Đủ đủ
Chỉ cần nghe cái tên là chúng ta đã có cảm giác no đủ và sung túc rồi phải không nào. Đây cũng chính là lý do vì sao đu đủ được xếp vào danh sách những món ăn nên ăn vào đầu năm. Không đơn thuần là món ăn, đu đủ còn là loại quả thường xuất hiện trên mâm ngũ quả của các gia đình. Với hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt, đu đủ chắc chắn là một cái tên tuyệt vời để trả lời câu hỏi đầu năm nên ăn gì cho may mắn đó nhé.
Loại quả mang ý nghĩa thịnh vượng này còn rất giàu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại các căn bệnh như cảm lạnh, sốt, cúm… và rất tốt cho thị lực đó nhé.
Canh khổ qua
Canh khổ qua
Đầu năm ăn gì với ý nghĩa mong muốn rằng mọi vất vả, mệt nhọc sẽ qua và những điều tốt đẹp sẽ tới? Câu trả lời chính là canh khổ qua. Đây là một món ăn vận dụng cách chơi chữ của người Việt dựa trên trái quả khổ qua – một loại thực phẩm quen thuộc với tất cả chúng ta. Khi ăn món canh này, chúng ta sẽ tâm niệm rằng năm cũ với tất cả những mệt mỏi, muộn phiền đều đã đi qua, chúng ta đón năm mới trong một tâm thế bình an và tràn đầy năng lượng tích cực.
Ngoài ý nghĩa tuyệt vời, món ăn này còn có tính thanh nhiệt và rất bổ dưỡng. Khổ qua thường được ứng dụng làm bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy và mụn nhọt cực kỳ hiệu quả. Đây sẽ là một món ăn tuyệt vời mà bạn nhất định không nên bỏ qua trong ngày đầu năm.
Nguyên liệu
- Khổ qua: 2 trái
- Thịt băm: 150g
- Mộc nhĩ: 3 cái
- Hành tím: 2 củ
- Hành lá
- Lòng trắng trứng gà: 1 cái
- Nước dùng xương: 1 bát
- Gia vị: hạt nêm, bột canh, dầu ăn, tiêu xay, nước mắm.
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm khổ qua nhồi thịt
Ngâm nấm mộc nhĩ với nước ấm cho nở, cắt bỏ phần góc, rửa sạch lại với nước sau đó băm nhỏ.
Khổ qua thì bạn dùng dao cắt làm đôi, sau đó dùng đuôi muỗng tách lấy phần ruột bên trong. Tiếp đến để khổ qua sau khi nấu bớt đi vị đắng, bạn cho khổ qua vào ngâm với nước lạnh khoảng từ 10-15 phút, vớt ra để ráo nước.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn. Hành lá cắt bỏ phần góc và lá úa, rửa sạch với nước rồi mang đi cắt nhỏ.
Cho thịt băm, nấm mộc nhĩ và lòng trắng trứng gà vào bát, dùng đũa trộn đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau. Nêm vào bát: ½ muỗng canh hạt nêm, một ít tiêu xay tùy theo khẩu vị của từng gia đình và cuối cùng là ½ số hành tím băm nhỏ.
Trộn đều cho phần thịt và mộc nhĩ thấm đều gia vị, đem thịt băm đi ướp từ 15-20 phút cho thấm gia vị. Vì đây chỉ là phần nhân bên trong nên bạn không nên nêm nếm quá mặn, vừa ăn là được.
- Bước 3: Dồn thịt băm vào khô qua
Rửa tay sạch sẽ, sau đó bạn dùng tay dồn chặt phần nhân vào trong ruột khổ qua. Dồn càng chặt thì khi nấu phần nhân sẽ không bị bung ra ngoài. Làm tương tự cho đến khi hết số khổ qua trên, phần nhân còn dư bạn có thể vo thành viên tròn nhỏ.
- Bước 4: Nấu canh khổ qua nhồi thịt
Bắt nồi lên bếp, phi thơm hành tím sau đó đổ từ từ phần nước dùng xương đã chuẩn bị vào nồi. Nấu đến khi sôi thì dùng muỗng vớt bỏ ván bột bên trên, nêm nếm lại cho vừa ăn.
Thả lần lượt khổ qua nhồi thịt vào nồi, đợi nước sôi lại lần nữa thù vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa cho chín. Dùng muỗng liên tục vớt bỏ phần bọt bên trên để nước dùng sau khi nấu xong sẽ trong và đẹp mắt hơn.
Cuồi cùng, bạn nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho hành lá cắt nhỏ vào nồi là đã có thể mang ra thưởng thức.
Các món cá
Các món cá
Các món cá chính là cái tên tiếp theo trong danh sách đầu năm nên ăn gì cho may mắn. Theo phát âm tiếng Hán, cá có cách đọc và nói gần giống với từ dư mang ý nghĩa là sự dư dả, dồi dào. Chính vì vậy, đầu năm ăn cá cũng sẽ mang lại sự mỹ mãn, dư dả trong cả năm. Ngoài ra, người ta còn quan niệm rằng ăn cá đầu năm mang ý nghĩa “đầu xuôi, đuôi lọt”.
Tất nhiên, ngoài ý nghĩa may mắn thì chúng ta cũng không thể phủ định được những giá trị dinh dưỡng của các món cá. Loại thực phẩm này rất giàu chất đạm, chất béo lành mạnh và tốt cho cơ thể. Giữa rất nhiều món ăn ngày tết, thêm một món cá sẽ khiến ngày tết của bạn tuyệt vời và đa dạng khẩu vị hơn đó nhé.
Các loại quả có hình tròn
Các loại quả có hình tròn
Hình tròn luôn là một biểu tượng của sự may mắn và viên mãn. Đó cũng là lý do vì sao mà ngày đầu năm chúng ta nên ăn các loại quả có hình tròn. Các nhà nghiên cứu văn hóa còn đưa ra thêm một lý do nữa là vì hình tròn cũng là hình của các đồng tiền xu. Chính vì thế, hình dáng tròn và vị ngọt của các loại quả hình tròn sẽ như một sự báo hiệu năm mới đầy an vui và sung túc.
Một số các loại quả hình tròn được đề cử để chúng ta bớt bối rối xem đầu năm ăn gì bao gồm táo, cam, lựu, các loại dưa….. Chúng cũng là những thực phẩm giúp cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tuyệt vời. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn và tốt cho sức khỏe, chúng còn là một loại thực phẩm tuyệt vời để chúng ta không bị tăng cân trong những ngày tết đấy.
Hạt dưa đỏ
Hạt dưa đỏ
Có ai trong chúng ta chưa từng cắn hạt dưa đỏ vào ngày tết đầu năm phải không nào? Khác với quan điểm thông thường cho rằng đây chỉ là một món ăn vặt thì thực tế, hạt dưa đỏ được coi chính là một trong những món ăn đem lại sự may mắn và thịnh vượng. Điều này không chỉ đến từ màu đỏ mà còn đến từ chính cái tên hạt mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở. Do vậy, nhà ai cũng thường có mứt, bánh kẹo và hạt dưa.
Loại hạt dưa này tuy nhỏ nhưng cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Chúng chứa nhiều dinh dưỡng và giúp tăng cường trí nhớ. Thật tuyệt vời khi hạt dưa nằm trong danh sách đầu năm ăn gì phải không nào.
Bánh ngọt
Bánh ngọt
Bánh ngọt có lẽ là một cái tên khá lạ nằm trong sách này. Thông thường, bánh kẹo trong nhà ngày tết khá phong phú. Thực tế đây là một phong tục với ý nghĩa là mang đến sự sung túc, ngọt ngào trong năm mới, hy vọng năm mới sẽ thuận lợi hơn.
Nếu e sợ bánh ngọt cung cấp nguồn năng lượng kém lành mạnh từ đường thì có lẽ bạn nên chọn món ăn khác cho ngày đầu năm. Tuy nhiên, cũng không nên quá “kì thị” bánh ngọt vì chúng góp phần làm dịu sự căng thẳng, mệt mỏi, stress, hạn chế các vấn đề về tim mạch và huyết áp.
Các loại rau xanh
Các loại rau xanh
Nếu như các loại quả hình tròn tượng trưng cho tiền xu thì các loại rau xanh nhiều lá được dùng để tượng trưng cho tiền giấy. Và đương nhiên, người ta tin rằng ăn nhiều các loại rau này vào ngày đầu năm sẽ đem lại sự may mắn và sung túc, giàu có. Và tất nhiên, ngày tết bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần ăn là cần thiết.
Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ và giúp chúng ta cân bằng bữa ăn ngày tết. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, cơ thể cũng nhận được nhiều dưỡng chất hơn. Các loại vitamin có trong rau cũng dễ hấp thu và giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Bánh chưng, bát tét
Bánh chưng, bát tét
Nếu như những món ăn khác có thể xuất hiện bất cứ lúc nào thì bánh chưng bánh tét lại là món ăn đặc trưng của ngày tết. Và đương nhiên, chúng cũng là những cái tên hàng đầu trong danh sách đầu năm ăn gì cho may mắn và sung túc. Bánh chưng bánh tét mang ý nghĩa tượng trưng cho trời, đất cùng công ơn sinh thành, đùm bọc của cha mẹ. Ngoài ra, chúng cũng mang ý nghĩa về sự cân bằng, đem đến niềm tin và tình yêu cuộc sống. Chính vì thế, đầu năm hãy nhớ ăn hai món bánh này, vừa để tưởng nhớ về nguồn cội, truyền thống văn hóa dân tộc cũng như nhận về cầu mong sự may mắn đến với mình nhé.
Danh sách các món ăn trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đầu năm nên ăn gì cho may mắn rồi phải không nào. Ngày tết sắp đến rồi, hãy chuẩn bị ngay những món ăn này để đón năm mới trong không khí tuyệt vời và vui vẻ nhất nhé.