Thịt gác bếp là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc sống tại các tỉnh vùng cao như Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La… Món được coi là một đặc sản quý. Và thường được coi trọng dùng trong các dịp lễ hội, tiếp khách đến chơi nhà. Với vị ngon hấp dẫn, đây cũng là món quà được du khách lựa chọn đem về sau mỗi chuyến du lịch.
Tổng hợp các món gác bếp đặc sắc nhất
Trâu gác bếp
Trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp được chế biến từ những chú trâu chăn thả ngoài tự nhiên. Chúng tìm thức ăn là cỏ trên đồi, trên nương và uống nước suối. Do vận động nhiều nên thịt chúng chắc và ngọt. Từ lâu, người dân vùng cao đã coi đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chế biến thành món dự trữ ăn dần trong những ngày đông lạnh giá 3-4 độ.
Để làm được được thịt trâu gác bếp, người dân chọn những miếng thịt trâu tươi, chắc thớ, chủ yếu là lấy phần thịt bắp và thịt mông. Thịt tươi được thái thành miếng có độ dày 2-3cm rồi ướp cùng gừng, tỏi, ớt và các gia vị của núi rừng đã được giã nhuyễn. Thời gian ướp khoảng 3 tiếng để cho thịt ngấm. Sau đó, từng miếng thịt được xiên vào que tre, đặt lên gác bếp, hun khói một cách tự nhiên.
Bằng cách hun khói liên tục, thịt đã được chín đều. Và có thể đem thịt xuống để chế biến thành nhiều món thơm ngon. Theo các chuyên gia thực phẩm, đây là cách làm chín thịt khoa học, an toàn và tự nhiên.
Cách phân biệt thịt trâu gác bếp “chuẩn” vùng cao là miếng thịt phải có màu nâu óng. Bên ngoài dính chút bồ hóng, hương mùi khói bếp lửa. Về vị, ăn ngọt, dai nhưng rất thơm.
Khi trở thành hàng hóa, người làm còn phải có chi phí đóng gói, chi phí bán hàng… Nên giá bán thịt trâu khô phải tối thiểu 850.000 đồng/kg thì người bán mới có công. Nếu thịt trâu khô hun khói được làm từ bắp ngon đặc biệt phải có giá 950.000 – 1.000.000 đồng/kg.
Lợn gác bếp
Lợn gác bếp
Đây là một trong những món gác bếp cho cảm nhận bất ngờ với thực khách. Thịt heo công nghiệp ăn đã quen thuộc, vị nhạt mà chẳng đủ vấn vương. Nhưng thịt heo gác bếp của vùng cao thì hoàn toàn khác.
Không giống như các loại heo nuôi công nghiệp, thịt heo gác bếp được làm từ thịt những con heo nuôi theo cách tự nhiên nhất. Thịt săn chắc, mỡ dày nhưng giòn, ngọt và thơm.
Loại thịt làm thịt heo gác bếp là thịt ba rọi (ba chỉ), hoặc thịt nạc. Thịt thái miếng có độ rộng 5 cm, dài chừng 20 cm, ướp cùng muối, tỏi, thảo quả, gừng, mắc khén, rượu trắng… Thời gian ướp 24 giờ. Sau đó, người dân cũng dùng que xiên rồi treo lên gác bếp hun khói. Nhờ nhiệt độ hun nóng liên tục từ bếp củi mà một tuần sau, miếng thịt đã chín.
Thịt heo gác bếp có mùi hương đặc biệt. Mùi thoáng qua của khói bếp. Vị cay nồng của mắc khén. Cộng với sự mềm ngậy của thịt mỡ, sự giòn tan của bì và vị ngọt đậm của thịt nạc.
Thịt bò gác bếp hay còn được gọi là thịt bò khô, thịt bò hun khói hoặc thịt bò sấy cũng như thịt trâu gác bếp thịt bò gác bếp này được làm từ thịt của những con bò nuôi thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc ngút ngàn, chúng ăn cây cỏ hoa lá hội tụ đủ linh khí của vùng sương gió của vùng Tây Bắc. Phần thịt được chọn làm món này là phần ngon nhất chính là thịt bắp hay còn gọi là phần thịt mông vừa săn chắc vừa ngọt thịt mà lại không khô như phần thăn bò.
Việc chế biến cũng lắm công phu nếu thực hiện theo đúng chuẩn thịt bò gác bếp của người Thái vùng Tây Bắc. Tuy nhiên quy trình có thể sơ bộ là ban đầu người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ dài khoảng 20 cm, dày 5 cm. Lọc bỏ toàn bộ phần gân, mỡ, hay phần bạc nhạc còn dính trên các miếng thịt bắp bò. Tiếp theo tẩm ướp các gia vị rồi thực hiện hun bằng khói của than củi từ các cây cối tại địa phương mà bà con có thể kiếm được trong quá trình đi rừng.
Với món thịt bò gác bếp này các công thức hay kỹ thuật chế biến đều là gia truyền được truyền từ đời này sang đời khác bảo mật cho riêng dòng sản phẩm mang thương hiệu của gia tộc mình, song thành phẩm sau khi thực hiện là khá thuần nhất. Phần gia vị tẩm ướp quan trọng số 1 và không thể thiếu khi thực hiện món này là ớt, gừng, và đặc biệt là mắc khén – đây có thể coi là “hạt tiêu rừng” của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc mang hương và vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Và thịt bò gác bếp là món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ người dùng.
Bò gác bếp
Bò gác bếp
Những miếng thịt bò khô thơm mềm với hương vị đậm đà luôn là điểm hấp dẫn của món ăn này với thực khách cả nước. Là món ăn đặc sản vùng cao, thịt bò khô được chế biến từ nguyên liệu và công thức hoàn toàn tự nhiên nên vẫn giữ được vị ngon truyền thống mà những người dân tộc Tây Bắc từ xưa để lại.
Thịt bò, vốn là một loại thịt ngon của xứ sở núi cao, nay lại được bàn tay khéo léo của người dân tộc chọn lựa, ướp gia vị đặc biệt của núi rừng và xiên que tre, gác lên bếp than, hong nhiều ngày cho đến khi vị ngọt của thịt thu vào trong từng thớ thịt, là có thể thưởng thức. Thịt bò gác bếp được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi ăn, bạn hấp lại bằng hơi nước cho thịt thơm mềm, đậm mùi gia vị ướp thịt, hòa quyện với vị thơm ngọt của thịt là được.
Cá gác bếp
Cá gác bếp đặc sản tây bắc
Cá gác bếp hay còn gọi là cá sấy là một trong những sản phẩm độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng Tây Bắc. Món cá gác bếp thơm mùi hạt mắc khén, hạt dổi, có vị cay đặc trưng của các loại gia vị, thịt cá chắc, thơm ngon, không có mùi tanh, quyện với mùi khói bếp làm nên một món ăn vô cùng độc đáo và ấn tượng.
Để làm ra được món cá gác bếp thơm ngon bạn cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận ở từng công đoạn. Từ việc lựa chọn nguyên liệu và sơ chế cho đến tẩm ướp và sấy cá gác bếp để được chăm chút và tỉ mỉ.
Thông thường khi bạn mua cá gác bếp về sẽ được bọc trong túi bóng kính hút chân không nên bảo quản cá gác bếp rất dễ. Khi mua về không ăn hết bạn để trong ngăn đá tủ lạnh để bảo quản cá gác bếp.
Nai gac bếp
Nai gác bếp
Cũng như thịt trâu gác bếp, thịt nai gác bếp cũng là một món ăn hấp dẫn được thực khách vô cùng yêu thích. Sản phẩm Thịt Nai Gác Bếp được chế biến theo phương pháp truyền thống của người dân tộc tại Lào, sử dụng hoàn toàn các loại gia vị tự nhiên để tẩm ướp. Do không sử dụng hóa chất, đồng thời đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nên sản phẩm này luôn giữ được độ ngọt tự nhiên, vị thơm ngon đậm đà.
Thịt nai gác bếp khi mua về sẽ được đóng trong các túi hút chân không, trước khi thưởng thức bạn chỉ cần lấy ra cho vào lò vi sóng quay chừng 1-2 phút là có thể thưởng thức. Khi ăn bạn có thể chấm cùng tương ớt hoặc gia vị mình yêu thích để dậy thêm hương vị. Cầm miếng thịt nai trên tay, bạn đã ngửi thấy được hương thơm vô cùng hấp dẫn, khi ăn sẽ thấy vị ngọt đọng lại hòa quyện cùng với các loại gia vị rừng và múi khói bếp.
Hiện nay, sản phẩm thịt nai gác bếp là một sản phẩm vô cùng mới mẻ với thực khách. Tuy nhiên cũng đã có rất nhiều địa chỉ phân phối sản phẩm này đến người dùng trên toàn quốc. Tại cửa hàng Ẩm Thực Tây Bắc, chúng tôi bán sản phẩm này như sau: túi 100gr giá 85.000 đồng và túi 1kg giá 680.000 đồng.
Một số món ăn ngon được chế biến từ thịt gác bếp
Nộm trâu sây khô
Nộm trâu sây khô
Nguyên liệu
- 200g thịt trâu sấy khô.
- Đu đủ xanh; hoa chuối, húng cà rốt; kinh giới, rau thơm; mùi thơm.
- Gia vị gồm bột canh, đường, tỏi, bột ngọt, chanh, ớt, đậu phộng rang.
Cách làm
Bước 1: Trần phần hoa chuối qua nước sôi. Xé sợi thịt trâu vừa ăn. Thái sợi cà rốt, đu đủ. Thải nhỏ rau thơm và các loại rau gia vị.
Bước 2: Trộn đều rau thơm, hoa chuối, đu đủ, cà rốt với nhau. Thêm ớt, tỏi, ớt, đậu phộng và vắt nước cốt chanh chanh vào. Sau đó, bỏ phần thịt trâu đã xé sợi vào và trộn đều. Để thịt thấm trong 10-15 phút và thưởng thức thôi nào.
Trâu sấy khô xào chua ngọt
Nguyên liệu
- 200g trâu sấy gác bếp.
- 1 quả chanh. 1 quả ớt. 1 củ hành khô. 1 củ tỏi.
- Giấm, hạt nêm, đường, bột ngọt, bột canh, dầu ăn
Cách làm
Xé thành sợ những miếng thịt trâu sấy gác bếp. Băm nhỏ tỏi, hành, ớt và trộn chung với thịt trâu. Ướp trong vòng nửa tiếng để thịt thấm thật đều.
Bước 1: Để chảo lên bếp cho chảo nóng. Sau đó, đun một ít dầu ăn cho đến khi dầu sôi thì phi vàng tỏi và hành tím băm nhuyễn vào.
Bước 2: Cho phần thịt trâu vào chảo và đảo đều. Khi đảo hãy vặn bếp nhỏ lửa, để thịt trâu không bị cháy, sẽ giảm hương vị.
Bước 3: Cho giấm, chanh, đường vào rồi đảo đều các nguyên liệu với nhau. Đảo cho đến khi thịt khô thì bắp chảo xuống. Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm muối và điều chỉnh lượng đường tùy thích.
Lợn gác bếp xào tỏi
Lợn gác bếp xào tỏi
Nguyên liệu
- 300gr thịt lợn gác bếp
- 1 củ tỏi
- 3 lát gừng
- 1 thìa rượu trắng
- Gia vị: mì chính, dầu ăn
Cách làm
-
Đối với phần thịt: Đặt nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì tắt bếp, thả thịt lợn gác bếp vào ngâm khoảng 10 phút cho thịt mềm rồi vớt thịt ra rửa lại với nước cho sạch. Dùng dao cạo lông ở bì (nếu còn lông), rửa lại với nước một lần nữa cho sạch. Sau đó thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.
-
Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp, cho 1 thìa cafe dầu ăn, đợi dầu nóng, cho tỏi băm và gừng băm nhỏ vào xào cho thơm.
-
Tiếp theo bỏ thịt lợn gác bếp đã sơ chế cùng 1 thìa cafe mì chính đảo đều tay đến khi miếng thịt săn lại. Cho thêm 1 thìa rượu trắng vào đảo cho đến khi rượu bay bớt mùi nồng rồi tắt bếp.
Nộm hoa chuối lợn gác bếp
Nộm hoa chuối lợn gác bếp
Nguyên liệu
- Lợn gác bếp
- Hoa chuối
- Gia vị vừa ăn
- Ớt, tỏi, chanh, gừng, lạc
Cách làm
- Thịt lợn gác bếp nướng nóng với bếp củi hoặc quay lò vi sóng sau đó xé thành từng sợi nhỏ vừa ăn.
- Hoa chuối cắt sợi sau đó ngâm với nước muối và một ít nước cốt chanh. Sau 20 phút thì vớt ra, rửa sạch với nước và để ráo.
- Sơ chế giá đỗ và cà rốt bằng cách rửa sạch, cà rốt thì nạo thành sợi.
- Rang lạc chín tới, bỏ vỏ sau đó giã dập.
- Pha nước trộn nộm bằng nước mắm, đường, ớt, tỏi, chanh, gừng,… theo khẩu vị của bạn.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế (không bỏ lạc) ở trên vào âu sạch. Đổ nước trộn nộm vào và bóp đều tay. Lưu ý, bạn không nên bóp quá mạnh bởi điều này có thể khiến hoa chuối và giá đỗ bị gẫy nát.
- Sau cùng cho thêm rau thơm, lạc rang vào trộm đều.
- Để nộm ra đĩa và thưởng thức
Bò gác bếp rim mắm ớt
Bò gác bếp rim mắm ớt
Nguyên liệu
500gr bò gác bếp
Nước mắm, ớt bột, dầu ăn, đường.
Cách làm
Bước 1: Hấp cách thủy cho thịt mềm và xé nhỏ phần thịt bò thành sợi.
Bước 2: Để chảo và bật bếp cho đến khi chảo nóng thì cho dầu ăn vào, đợi dầu sôi. Dầu nóng thì cho nước mắm, ớt bột, khô bò vào sên tầm 1 phút.
Cho thêm đường vào và sên tiếp khoảng 3 – 5 phút. Sên đến khi phần thịt bò khô ráo, không còn ướt thì nếm gia vị lại cho vừa ăn.
Món thịt bò khô rim mắm ớt màu đẹp mắt, thấm gia vị, rất thơm ngon. Đối với món này thì bạn có thể để phần thịt này nguội, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.
Bò gác bếp xào khế
Bò gác bếp xào khế
Nguyên liệu
- 500gr thịt bò gác bếp
- 1 củ tỏi, 4 quả khế chua, 1 củ gừng
- Dầu hào, hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối, đường…
Cách làm
Sơ chế:
Hấp cách thủy cho thịt mềm và xé nhỏ phần thịt bò thành sợi. Tiếp đó, ướp thịt bò với gừng băm, tỏi băm, dầu hào, bột ngọt, bột nêm, hạt tiêu. Trộn đều cho phần thịt bò thấm gia vị.
Khế rửa sạch, thái thành miếng mỏng. Bóc vỏ tỏi, thái gừng, thái hành lá.
Cách chế biến món ăn
Bước 1: Bật bếp và bắc chảo lên, cho dầu ăn vào chảo và đợi cho đến khi dầu nóng thì bỏ tỏi băm vào để phi.
Bước 2: Cho phần thịt bò đã xé sợi vào và đảo khoảng 2 phút với lửa lớn.
Bước 3: Cho phần khế vào và tiến hành đảo đều tay, nêm nếm thêm gia vị cho đến khi vừa miệng.
Bước 4: Cho hành lá vào và tắt bếp. Đổ phần thịt bò và khế đã chuẩn bị ra dĩa và thưởng thức.
Thịt bò xào khế có vị chua ngọt của khế tươi và đậm đà của thịt trâu. Rất đáng để thưởng thức.
Cá gác bếp tẩm gia vị
Cá gác bếp tẩm gia vị
Nguyên liệu
Cá: Cá được chọn là cá to, thịt chắc, ít xương dăm, cá trước khi chế biến phải còn tươi ngon.
Gia vị: muối, ớt, rượu, hạt mắc khén, hạt dổi…
Cách làm
Sau khi chọn được cá chất lượng. Bạn thực hiện công đoạn sơ chế nguyên liệu. Mổ cá bỏ đi những phần không cần thiết.
Bạn đem cá đã sơ chế đi ướp cùng các loại gia vị đã được chuẩn bị. Gia vị băm nhuyễn được sát đều 2 mặt cá, bụng cá…Để trong 1-2h cho gia vị thấm đều vào từng thớ thịt thì bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Khi cá đã thấm gia vị, bạn sẽ đem chúng móc lên xiên tre và đem đi sấy khô. Công đoạn này là bước cuối cùng, quyết định sự thành công của món ăn vì thế đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm. Theo dõi sát sao.
Củi để hun cá gác bếp nên chọn là củi chắc lấy trên núi hoặc bã mía khô. Trong quá trình sấy bạn nên chú ý để độ lửa. Đảm bảo vừa đủ không quá lớn cũng không quá nhỏ để cá chín dần dần. Sau chừng 1 tháng bạn sẽ có được thành phẩm cá gác bếp thơm ngon, chuẩn bị, an toàn.
MinhHuy Foods-đơn vị cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng
MinhHuy Foods tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nhập khẩu và phân phối hàng đầu của Việt Nam về các sản phẩm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, pho mai, bơ sữa, khoai tây, …
Mang trong mình một ước mơ trẻ và sứ mệnh được cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và chất lượng đến người tiêu dùng, MinhHuy Foods luôn không ngừng nỗ lực nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.
Ngoài ra, mọi sản phẩm của công ty đều được lấy mẫu kiểm tra trong quy trình chặt chẽ. Điều này nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chúng đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, MinhHuy Foods cũng rất hay đưa ra những chương trình ưu đãi cực hấp dẫn dành cho khách hàng của mình.