Các món hầm bồi bổ cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Vậy đâu là những món hầm ngon miệng và tốt cho cơ thể? Chế biến như thế nào cho đúng cách? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được MinhHuy Foods giải đáp trong bài viết dưới đây.
Gà hầm hạt sen
Gà hầm hạt sen
Gà hầm hạt sen là món hầm bổ dưỡng mà bạn nên thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình. Thành phần dinh dưỡng chính trong thịt gà là protein (53,4 g/172 g thịt gà đã nấu chín) nên rất phù hợp với người bệnh vừa ốm dậy và người suy nhược cơ thể.
Thêm vào đó, hạt sen còn chứa alcaloid và flavonoid cùng nhiều khoáng chất như Canxi, Kẽm, Magie, Sắt, Kali… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nguyên liệu
- Gà: ½ đến ¼ con tùy theo sức ăn của từng người.
- Hạt sen khô: 50g.
- Nấm hương, hành khô, gừng, các loại rau thơm và gia vị.
Cách làm
- Bước 1: Ướp gà cùng hành khô và gừng, hạt tiêu, nước mắm, bột nêm trong khoảng nửa tiếng.
- Bước 2: Phi thơm hành khô, gừng với dầu ăn và bỏ phần thịt gà đã ướp vào đảo cho đến khi ngả sang màu vàng nhạt và săn lại.
- Bước 3: Thêm hạt sen, nấm và nước vào hầm trong khoảng 20 phút. Cuối cùng, thêm rau thơm và gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý: Gà hầm hạt sen rất giàu đạm nên thời điểm tốt nhất để thưởng thức món ăn là vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế ăn vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng.
Xương bò hầm atiso
Xương bò hầm atiso
Xương bò hầm atiso – là một trong các món hầm bồi bổ cơ thể phù hợp với những người mệt mỏi, chán ăn, người bị bệnh tiêu hóa, gan mật, người bị bệnh xương khớp… Nước hầm xương bò giúp tăng cường sức khỏe xương khớp nhờ thành phần Glucosamine.
Bên cạnh đó, atiso chứa thành phần Cynarin và Silymarin có đặc tính chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, nhờ đó người bệnh cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn. Cùng với đó, hàm lượng lớn chất xơ trong atiso cũng góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Nguyên liệu
- Xương bò: 500gr
- Atiso: 1 bông
- Gia vị
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch bông atiso và cắt thành 4 phần. Xương bò rửa sạch rồi trần qua với nước nóng.
- Bước 2: Bỏ xương bò và bông atiso đã rửa sạch vào nồi, thêm nước ngập mặt xương và đun ở mức lửa to nhất.
- Bước 3: Chờ đến khi sôi thì hớt bỏ bọt, hầm tiếp trong khoảng 1 – 2 tiếng. Cuối cùng, thêm rau thơm và gia vị rồi tắt bếp.
Lưu ý: Nên thưởng thức khi còn nóng để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon.
Bồ câu hầm sen
Bồ câu hầm sen
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến bồ câu hầm hạt sen khi bạn cần bồi bổ cơ thể. Đây là món ăn bổ dưỡng phù hợp với người bị suy nhược cơ thể, người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh, phụ nữ có kinh nguyệt không đều…
Thịt bồ câu không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn là vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến. Những thành phần nổi bật trong thịt bồ câu có thể kể đến là protein (9,5%), chất béo (6,4%), Calci, Magie, Phospho, vitamin E, vitamin nhóm B, vitamin A… Chính nhờ những thành phần kể trên, thịt bồ câu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn đồng thời bổ sung hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất cho thể.
Không những thế, hạt sen còn có tác dụng an thần, điều trị triệu chứng rối loạn giấc ngủ nhờ thành phần Glucozit thơm và chất kiềm.
Nguyên liệu
- Bồ câu: 2 con
- Hạt sen: 100g
- Kỷ tử: 10g
- Táo tàu: 50g
- Đậu xanh: 20g
- Cà rốt: 1 củ
- Gừng băm: 10g
- Rượu trắng: 10ml.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch bồ câu cùng với gừng và rượu trắng để loại bỏ mùi tanh, sau đó ướp thịt bồ câu cùng gia vị trong khoảng 20 phút.
- Bước 2: Bỏ bồ câu cùng hạt sen, táo tàu, kỷ tử, đậu xanh, cà rốt và thêm nước đến ngập mặt thịt.
- Bước 3: Hầm trong khoảng 45 phút rồi tắt bếp. Thêm rau thơm và trang trí sao cho đẹp mắt.
Lưu ý: Kỷ tử, táo tàu là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên sử dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Vì bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng vượt quá liều lượng cho phép đều gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Gà hầm thuốc bắc
Gà hầm thuốc bắc
Trong Đông y, thịt gà ác là vị thuốc quý được gọi với nhiều cái tên như ô cốt kê, dược kê, ô kê (gà đen), vũ dương kê, hắc cước kê, dương mao kê… So với các loại thịt khác, thịt gà ác rất giàu protein (từ 21,9 – 24, 6%) nhưng lại chứa hàm lượng chất béo và cholesterol tương đối thấp (0,6 – 2%). Chính vì vậy, gà ác là sự lựa chọn tối ưu để sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt gà ác còn chứa 18 loại acid amin, trong đó có nhiều acid amin thiết yếu như Histidine, Arginine, Lysine, Leucine, Threonine, Phenylalanine, Isoleucine… giúp cơ thể khỏe mạnh.
Mặt khác, táo tàu trong thuốc bắc được chứng minh là có hiệu quả dưỡng huyết an thần, bổ ích tỳ vị… Chính vì thế, gà hầm thuốc bắc phù hợp với những người mệt mỏi, mới ốm dậy, kinh nguyệt không đều, người già yếu, kém ăn, người muốn tăng cường sức đề kháng… trong các món hầm bồi bổ cơ thể thì có lẽ đây là món ăn khá phổ biến với nhiều gia đình.
Nguyên liệu
Gà ác: 1 con; Kỷ tử: 30g; Táo tàu: 50g; Gừng tươi; Rau thơm.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch gà cùng với muối để làm sạch và khử bớt mùi tanh. Sau đó, cho gà cùng kỷ tử, táo tàu, gừng tươi vào nồi đất.
- Bước 2: Đổ nước ngập mặt thịt và thêm gia vị. Hầm trong khoảng 30 – 45 phút rồi tắt bếp và thêm rau thơm.
Lưu ý: Xương gà ác là một trong những vị thuốc quý. Vì vậy để hấp thu tối đa dưỡng chất có trong gà, bạn nên hầm thật kỹ.
Hạt sen hầm long nhãn, táo tàu
Hạt sen hầm long nhãn, táo tàu
Hạt sen, long nhãn, táo tàu là ba vị thuốc thường xuất hiện trong các món ăn dành cho người mới ốm dậy, người bị mất ngủ, người bị thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn…
Từ lâu, hạt sen nổi tiếng với tác dụng an thần nhờ chất kiềm và Glucozit thơm. Long nhãn là vị thuốc có tác dụng bổ máu, an thần nhờ các thành phần như protid (trong cùi tươi chứa 1,47%), Adenine, Acid taric, Choline, Sucrose, Glucose, chất béo (trong cùi tươi chứa 0,13%)… Hơn nữa, long nhãn còn chứa vitamin PP có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, từ đó giúp cho quá trình lưu thông máu trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, táo tàu chứa hợp chất phenolic làm tăng hoạt tính chống oxy hóa giúp ngăn cản các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Nguyên liệu
Hạt sen 30g; Long nhãn 30g; Táo tàu 5 – 6 quả; Đường phèn.
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm hạt sen cho nở, loại bỏ tâm sen và rửa sạch.
- Bước 2: Thêm hạt sen, long nhãn, táo tàu vào nồi và đổ nước vừa đủ. Hầm cho đến khi hạt sen mềm thì thêm đường phèn.
Canh củ sen hầm
Canh củ sen hầm
Thành phần chính của món ăn là củ sen. Đây là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho người mới ốm dậy, mất ngủ, người ăn uống không ngon miệng, cơ thể gầy yếu, suy nhược, người có sức đề kháng kém… Những thành phần nổi bật có thể kể đến là tinh bột (chiếm 70%), Asparagin, Glucose, Arginine, Tyrosine, Trigonelline, vitamin A, C, B, PP…
Đặc biệt, khi bổ sung 100g củ sen có thể đáp ứng 73% nhu cầu vitamin C của cơ thể. Vì vậy, nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nguyên liệu
1 củ sen; 1 bắp ngô ngọt; 500g xương sườn; Gừng tươi; rau thơm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm củ sen với nước muối trong khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn bùn đất, ký sinh trùng. Xương sườn rửa sạch rồi trần qua nước nóng. Thái ngô và củ sen thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Bỏ sườn, củ sen, ngô vào nồi và đổ thêm nước. Đun trong khoảng 15 phút rồi vặn lửa nhỏ đun tiếp trong 1 tiếng.
Lưu ý: Củ sen chứa hàm lượng lớn tinh bột nên có thể làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Vì vậy, đây là món ăn mà người mắc bệnh tiểu đường không nên bổ sung. Ngoài ra, củ sen sống dưới đầm lầy nên lẫn nhiều bùn đất và kí sinh trùng nên bạn cần làm sạch kĩ trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Chim cút hầm nhãn nhục
Chim cút hầm nhãn nhục
Trong các món hầm bồi bổ cơ thể thì chim cút hầm nhãn nhục là món hầm bồi bổ cơ thể tiếp theo mà Nutricare muốn giới thiệu đến bạn. Chim cút có giá trị dinh dưỡng cao nên phù hợp với người mới ốm dậy, người suy nhược, ốm yếu, người thiếu máu…
Nhãn nhục (long nhãn) có tác dụng bổ máu và tăng cường quá trình lưu thông máu nhờ các thành phần như vitamin PP, protid (trong cùi tươi chứa 1,47%), chất béo (trong cùi tươi chứa 0,13%), Acid taric, Adenin, Choline, Sucrose, Glucose…
Nguyên liệu
2 con chim cút; 50g nhãn nhục; Gừng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ướp chim cút với gia vị trong khoảng 5 – 10 phút.
- Bước 2: Cho chim cút, gừng, nhãn nhục rồi thêm nước vừa đủ. Hầm với lửa lớn trong khoảng 15 phút rồi cho lửa nhỏ hầm tiếp trong khoảng 1 tiếng.
Lưu ý: Người đang bị cảm sốt hoặc ho có đờm được khuyến cáo không nên sử dụng chim cút.
Thịt dê hầm gừng
Thịt dê hầm gừng
Nếu bạn vẫn chưa tìm được món hầm giúp bồi bổ cơ thể thì thịt dê hầm gừng là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Thịt dê rất giàu protein (23g trong 1 khẩu phần ăn và đáp ứng 23% nhu cầu của cơ thể), trong đó có 8 loại acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Không những thế, thịt dê còn chứa nhiều sắt (3,2mg trong một khẩu phần ăn), vitamin B12 (1,1 mcg/100 g thịt dê), Kali (385 mg/100mg thịt dê) giúp tăng cường quá trình lưu thông máu. Có khả năng ngăn cản phản ứng viêm trong cơ thể và tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Gingerol trong gừng có khả năng làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể nhờ ức chế cytokine, chemokine và các chất gây phản ứng viêm khác. Bên cạnh đó, gừng cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp bạn cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn.
Có thể thấy, thịt dê hầm gừng phù hợp với những người có sức đề kháng yếu, người bị thiếu máu, chán ăn, mỡ máu, viêm khớp, bệnh lý tim mạch, tiêu hóa…
Nguyên liệu
Thịt dê 500g, gừng, tỏi, hành, ớt, sả, rượu trắng, hạt nêm, nước mắm, dầu hào, muối.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch thịt dê cùng rượu trắng. Thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn và ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
- Bước 2: Bỏ thịt dê cùng gừng, sả ớt và thêm nước. Hầm trong khoảng 30 – 45 phút khi nào thấy thịt mềm là có thể ăn được.
Lưu ý: Thịt dê có tính nóng nên ăn với liều lượng vừa phải để xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, không nên uống trà sau khi ăn thịt dê bởi hợp chất tanin trong trà khi kết hợp với protein trong trà xanh có thể gây ra tình trạng táo bón.
Vịt hầm bí trần bì
Vịt hầm bí trần bì
Vịt hầm bí trần bì là món hầm phù hợp cho người mới ốm dậy, người tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng, người bị tiểu đường… Hàm lượng protein trong vịt ở mức tương đối cao và cao hơn nhiều lần so với thịt lợn, cá, thịt bò… (trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g protein). Ngoài ra, vịt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Canxi, Sắt, Photpho, vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin D…
Bí đỏ chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu carbohydrat, từ đó ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn ngăn ngừa nguy cơ bị chứng bụng, đầy hơi, táo báo. Không những thế, trong 100g bí đỏ còn chứa vitamin C (8mg, đáp ứng 15% nhu cầu của cơ thể), Phospho (9mg), Kali (430mg), Magie (17mg), Acid folic (đáp ứng 11% nhu cầu hàng ngày của cơ thể)…
Synephrine, Hesperidin, chiết xuất ethyl acetate có trong trần bì có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhờ đó giúp bạn cảm thấy ăn uống ngon miệng và hạn chế tối đa nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu.
Nguyên liệu
- Vịt 1 con; ½ quả bí đỏ; tần bì.
- Nước mắm, hạt nêm, mì chính, hạt tiêu.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch vịt, lột bỏ da và lọc bỏ phần mỡ thừa rồi trần qua nước sôi. Bí bỏ hạt và rửa sạch, thái từng miếng nhỏ vừa ăn. Ngâm trần bì với nước cho đến khi mềm.
- Bước 2: Bỏ thịt vịt đã chặt, bí đỏ, trần bì, nước, thêm gia vị rồi đun với lửa to trong khoảng 30 phút. Hớt bọt rồi hầm lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng.
Lưu ý: Với những bị ho khan không nên ăn món này.
Bài viết trên là những thông tin về các món hầm bồi bổ cơ thể mà MinhHuy Foods muốn gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong bổ sung dinh dưỡng và cải thiện thực đơn ăn uống hàng ngày cho người mới ốm dậy