Chả giò Minh Huy Foods
Giới thiệu chả giò? Chả giò hay nem rán, chả ram là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt và các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc cũng được gọi tắt là nem theo […]
Vận chuyển
Giao hàng tận nơiTình trạng
Còn hàngGiá lẻ
Liên hệ: 0707421798Trọng lượng
grGiá sỉ
Liên hệ 0336316194Lợt xem
10531Giới thiệu chả giò?
Chả giò hay nem rán, chả ram là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt và các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc cũng được gọi tắt là nem theo cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là ram (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn; có xuất xứ từ Trung Quốc trong những món dimsum và được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản.
Các nguyên liệu làm chả giò – nem – ram và cách ăn
Chả giò truyền thống thường có nguyên liệu chính là thịt lợn, tôm, cua băm nhỏ, củ đậu vắt ráo nước, nấm mèo, miến và một số gia vị thông dụng của ẩm thực Việt như hành lá, tiêu, nước mắm, được cuốn bằng bánh đa nem và rán ngập dầu.
Chả giò thường được ăn kèm với nước mắm pha, đồ chua và rau xà lách, các loại rau thơm như húng quế, húng cây, diếp cá,…
Ở miền Bắc nem rán cũng có loại nem rán được gói thành hình vuông thay vì hình trụ (như món nem vuông-nem cua bể Hải Phòng). Nem rán cũng thường được dọn kèm bún chả Hà Nội.
Ở miền Nam đôi khi chả giò được ăn kèm các loại rau lá có sẵn và dễ tìm ở vườn như đọt cóc, rau sao nhái, rau quế vị, rau xương máu (hoặc săng máu),… Các loại rau này thường được gọi là rau rừng. Chả giò cũng có thể ăn kèm bún. Bún chả giò nam bộ tương tự bún thịt nướng nam bộ nhưng thay thịt nướng bằng chả giò.
NGuyên liệu chính:
- Thịt: Thịt nạc dăm, thịt cua (có thể thay bằng tôm tươi, bề bề, cá hồi, ốc nhồi
- Trứng gà hoặc trứng vịt,
- Rau: chọn khoảng 2-3 loại trong các loại: cà rốt, khoai môn, khoai lang, đậu phụ, củ đậu, giá đỗ, su hào.
- Miến, bánh đa nem (bánh tráng) hoặc vỏ hoành thánh nếu muốn ăn giòn xốp.
các gia vị khác: hành lá, muối, mộc nhĩ, nấm bào ngư hoặc các loại nấm khác như: nấm đông cô, nấm hương, hành khô, tỏi khô.
Các bước thực hiện làm chả giò
Nhân chả giò: Thái nhỏ thịt rồi xay hoặc bằm nhuyễn. Rau thái sợi, cắt khúc vừa quấn cuộn. Miến (đã được ngâm qua nước), mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước (nếu nấm tươi không cần ngâm), rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành băm nhỏ. Tất cả trộn đều với trứng và gia vị (nên cho vào rất ít muối vì bánh tráng đã có sẵn vị mặn).
Gói chả giò: Bánh đa nem ủ mềm, cắt mép cứng, rồi cắt nhỏ vừa với độ dài dự định của nem, thường khoảng 3 đốt (lóng) tay; cho nhân vào cuốn tròn lại (chú ý không cuốn chặt tay). Còn nếu dùng vỏ hoành thánh chỉ việc gỡ từng vỏ hoành thánh và cho nhân gói như gói nem.
Rán chả giò: Bỏ vào chảo dầu nóng (dầu vừa mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép), để nhỏ lửa, trở đều tay cho đến khi nem chín vàng đều, vớt ra ăn nóng cùng với nước mắm pha chế gồm chanh (vớt bỏ hột để nước chấm không bị đắng, tỏi, ớt (bỏ hột, bằm nhuyễn), lượng đường cho vào hòa tan trong nước và nước mắm cho tới khi ớt và tỏi nổi hết lên trên bề mặt) và các loại rau thơm: ngò, tía tô, quế, rau răm, diếp cá, húng, đặc biệt là rau kinh giới và húng lủi (húng chó), xà lách. Có thể ăn kèm với bún sợi nhỏ. Hoặc nếu ăn kiểu người Tàu thì chỉ việc chấm xì dầu hay tương đen, tương cà hay mayonnaise đều được tùy khẩu vị.
Bí quyết làm chả giò ngon, không hại sức khỏe
- Để tránh gây ung thư, không nên dùng dầu đã sử dụng để chiên; Khi cho thêm tiêu món ăn càng hấp dẫn, ngon miệng, nhưng khi chiên ở nhiệt độ cao tiêu sẽ tạo ra chất gây ung thư. [cần dẫn nguồn]
- Người miền Nam ưa cho thêm chút đường.
- Nếu muốn giòn hoặc để lâu nem vẫn giòn, nhất thiết phải để nhỏ lửa và rau thì dùng khoai môn,hoặc khoai lang không nên dùng các loại rau củ khác sẽ có nhiều nước, làm nem lâu giòn và nhanh bị mềm khi để nguội.
- Để chả không bị bung mép, nên bôi một ít lòng trắng trứng vào mép rồi cuộn chặt mép lại, khi chiên cho mặt có mép tiếp xúc với dầu trước.
- Bí quyết để nước chấm ngon: Nước chấm muốn có màu đẹp tự nhiên, nên cho vào một ít ớt chín đỏ giã nhỏ (ớt bỏ hột để tránh hại dạ dày). Cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép, nước chấm sẽ rất hấp dẫn. Khi rót nước mắm vào bát nước chấm (đã cho đường, nước sạch, bột ngọt, chanh, tỏi, ớt) nên để cho nước mắm chảy từ từ vào chén (bát) để gia vị nổi đều lên mặt mới đẹp.
- Để pha nước chấm ngon, nên pha nước chấm bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước.
- Nên nhào nhân thật kỹ,
Những loại chả giò – chả ram Việt Nam
Ngoài nem nhân thịt lợn, cua, hải sản,… miền Bắc còn có thêm món nem ốc. Nguyên liệu gồm ốc, thịt nạc dăm, lá lốt, lá ngải cứu, hành hoa băm nhỏ, trứng gà. Ở miền Nam còn rất nhiều loại nem khác như: chả giò trái cây, chả giò chay, chả giò hải sản, chả giò gói bằng hoành thánh, chả giò rế, chả ram (miền Trung – cuốn tròn bằng ngón tay cái). Riêng với nem hải sản thì các nguyên liệu tôm cá với rau củ đều được thái hạt lựu, xào sơ rồi trộn sốt mayonnaise, sau khi cuốn gói nem phải nhúng nem với hỗn hợp bột mỳ pha với nước và áo qua bột chiên xù, sau đó đem chiên chín vàng. Để tránh cho chả giò bị ngấy dầu, người ta thường xếp những cuốn chả giò vào nồi chiên chân không và quết lên chút dầu ăn và bật công tắc nồi để nó tự chế biến. Chả giò vẫn thơm giòn như chiên ngập dầu, rất có lợi cho sức khoẻ.
Chả tôm THanh Hóa
Riêng ở Thanh Hoá lại có món chả tôm, nhưng thực chất nó là chả giò tôm nướng. Cách làm chả tôm không phức tạp, nhưng đòi hỏi nguyên liệu tươi ngon và bàn tay tỉ mỉ, khéo léo cùng tính kiên trì của người làm. Tôm bột không cần loại to, phải thật tươi, rửa sạch đem hấp hoặc luộc qua để dễ bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, chỉ đen ở sống lưng, giã nhỏ. Lưu ý giã nhỏ chứ không xay nhuyễn, để khi thưởng thức vẫn cảm nhận được thịt tôm thơm ngon. Cần thêm thịt ba chỉ rán vàng rồi băm lẫn với hành khô và bánh phở cắt nhỏ để tạo thành hỗn hợp nhân, nêm gia vị vừa ăn, cho vào chút hạt tiêu tạo vị cay thơm. Để nhân chả có màu vàng đỏ đẹp mắt, khi giã nhân thì cho thêm chút thịt gấc vào, trộn đều. Phần vỏ ngoài của chả là bánh phở, loại dày và dai vừa phải để khi cuốn không bị rách, cắt đều mỗi miếng có chiều ngang chừng 4 cm, dài 7 cm. Người làm khéo léo rải nhân lên rồi cuốn nhẹ tay nhưng phải chắc, sao cho không bị hở và đều ngang nhau để khi nướng các miếng chả chín đều. Chả được kẹp vào những nẹp tre tươi hoặc xếp lên vỉ nướng, nướng trên lửa than hoa. Khi có khách gọi món thì người bán hàng mới bắt đầu nướng, khách ngồi đợi sẽ thấy cô bán hàng tay quạt bếp tay lật vỉ thoăn thoắt để chả chín đều cả trong lẫn ngoài, và khi bỏ ra đĩa là những miếng chả tôm nóng hổi, lớp vỏ bánh hơi cháy, lấp ló nhân bánh vàng đỏ hấp dẫn, mùi thơm ngào ngạt. Nước chấm ăn kèm chả tôm cũng phải đủ vị, đu đủ xanh thái mỏng, quả sung thái lát, ớt tươi, tỏi, dấm, đường… làm dưa góp và nước mắm cốt pha loãng. Không thể thiếu rổ rau sống tươi ngon gồm rau diếp, mùi, húng…
Chả ram tôm Đất Bình Định
Chả ram tôm đất là món ăn đặc sản của vùng đất võ Quy Nhơn – Bình Định. Miếng chả ram giòn tan của lớp bánh tráng chiên ở ngoài, bên trong có thịt tôm đất vàng ruộm, ngầy ngậy của thịt mỡ, hương vị hấp dẩn rất đặc biệt, là món ăn dễ gây nghiện cho nhiều thực khách. Ngày Tết, khi hầu hết các món ăn đã trở nên dễ ngán thì cuốn chả ram nhỏ xinh bằng ngón tay, giòn rụm, thơm thơm lại khiến nhiều người thích thú. Nói đếm chả ram, người ta lại hay nghĩ đến sự tổng hoà của các nguyên liệu như thịt, tôm, cà rốt, khoai tây, bún khô, nấm mèo… Thế nhưng, nguyên liệu để làm món chả ram tôm đất lại hết sức đơn giản. Chỉ gồm có bánh tráng mỏng, tôm đất và ít thịt mỡ rồi cuốn lại thành cuốn chả nhỏ bằng ngón tay út. Công đoạn chiên chả cũng có chút công phu và bí quyết để chả luôn giòn rụm dù để tới 6 tiếng sau. Chiên chả lúc đầu bằng lửa to chừng 4 phút. Sau đó hạ nhỏ lừa thêm chừng ấy thời gian nữa. Làm như vậy để chả chiên giòn từ ngoài vào trong, phần nhưn bánh cũng vừa giòn mới để lâu được. Nhiều người không biết, chiên chả to lửa từ đầu đến cuối khiến chả dễ bị cháy mà phần nhân bên trong chưa kịp giòn.
Chả ram Huế
Còn riêng với Huế, nem rán gọi là ram. Mỗi chiếc ram chỉ dài khoảng chừng một ngón tay với lớp vỏ thơm, giòn sẽ được chiên ngay tại chỗ khi ăn. Nhân ram Huế tương đối giống nhân nem của miền Bắc, nghĩa là có ít miến trộn với thịt và nấm mèo, tôm tươi bóc vỏ, hành tím, hành lá. Miến được ngâm nở, mềm, trộn đều với những nguyên liệu trên, ướp gia vị rồi sau đó sẽ cuộn tròn với lớp bánh tráng (bánh đa nem) mỏng. Ram được cuốn vừa đủ, không quá chặt cũng không quá lỏng, nếu không khi rán ram sẽ dễ bị bung ra. Chờ khách đến, ram được cho vào chảo dầu đậu phộng, rán đến khi vàng rộm, giòn rụm thì vớt ra. Để ăn món ăn thêm hấp dẫn, ram sẽ được trình bày thành món nem công (ngày xưa vua chúa nhà Nguyễn rất ưa dùng thịt chim công, nên nem công và chả phượng gọi là những món ăn cung đình hạng sang). Ram cuốn sẽ được xiên lên que tre và cắm vào nửa trái dứa để làm thân, những chiếc nem (ram) là đuôi công bày đĩa, dùng hai lá của quả dứa tỉa thành đôi cánh và củ cải hay cà rốt đẽo gọt thành đầu con công. Đĩa nem công của ẩm thực cung đình Huế làm xiêu lòng với thực khách bởi vẻ bắt mắt và đầy hấp dẫn qua bàn tay khéo léo của đầu bếp hay những nữ công gia chánh hoàng tộc xưa.
Cách làm chả giò Sài Gòn
Chả giò là món khai vị có hầu hết trong các buổi tiệc đặc biệt là những buổi tiệc cuối năm, và các em bé cực kì thích món này. Nhưng làm cách nào để món ăn thật ngon, đầy đủ dinh dưỡng, ăn không ngán là một vấn đề mà các bà nội trợ quan tâm nhất.
Món Chả giò Sài Gòn bình dị nhưng lại phù hợp với tất cả các loại hình tiệc tùng, từ sang trọng đến bình dân và có rất nhiều cách biến tấu để phù hợp với sở thích từng gia đình. Hôm nay, sẽ giới thiệu với các bạn một cách thực hiện món Chả giò Sài Gòn nhé!
Nguyên liệu:
- 300 gr Thịt heo (xay nhuyễn)
- 200 gr Tôm (bóc vỏ thái hạt lựu)
- 50 gr Miến (ngâm mềm, cắt khúc 1 – 2cm)
- 50 gr Nấm mèo (Ngâm, rửa sạch, thái sợi)
- 50 gr Khoai môn (Bào sợi)
- 50 gr Cà rốt (Bào sợi)
- 30 gr hành lá (Thái hạt lựu)
- 30 gr Húng quế (Thái nhỏ)
- 30 gr hành tím (Băm nhỏ, vắt nước)
- 100 gr củ sắn (Băm nhỏ, vắt nước)
- 2 bịch bánh tráng pía
- 50 gr xà lách (Rửa sạch)
- 50 gr húng quế (Rửa sạch)
- 50 gr Húng cây (Rửa sạch)
- 50 gr tía tô (rửa sạch)
- 50 gr diếp cá (rửa sạch)
- 100 gr thịt cua nếu thích
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu như đã nêu ở phần nguyên liệu.
Cho vào tô (Thau) nêm gia vị vào nhân chả giò: Hạt nêm 10gr, bột ngọt 5gr, đường 5gr, tiêu đen xay 5gr, nước mắm 5gr.
Trộn đều hỗn hợp. Lưu ý: có thể cho thêm nửa cái trứng gà vào hỗn hợp để kết dính tốt hơn trường hợp nhân quá khô.
Dùng bánh pía quấn nhân. Có thể dùng 2 bánh để bánh giòn lâu hơn và dùng trứng gà dán các mép bánh lại để khi chiên không bị bung ra.
Nguyên tắc khi chiên chả giò dầu ăn không được quá nóng sẽ làm bánh cháy bên ngoài, bên trong nhân chưa chín. Dầu ăn ngập chả giò và bỏ vào khi dầu chưa nóng, cho lửa nhỏ để nhân chín.
Sau khi thấy chả giò hơi vàng và giòn lên thì tăng lửa lớn. vì khi tăng lửa nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho dầu ăn thấm trong chả giò được đẩy ra, giúp chả giò không bị hút dầu mở và giòn lâu hơn.
Cách làm nước mắm chấm: 4 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh nước cốt chanh, 10gr tỏi băm, 10g ớt băm (có thể thay ớt hiểm bằng ớt sừng nếu không ăn được cay), 1 ít bột ngọt. sau đó trộn điều lên và cho 1 ít cà rốt bào sợi vào.
Cho ra đĩa trang trí tùy thích!
Cho thêm rau ăn kèm (Bánh tráng) để cuốn chung ăn sẽ không ngán và ngon hơn
Chúc các bạn thành công! nhớ gởi hình thực hành cho mình nhé ! –Jonh Phước–
Cách bảo quản chả giò – nem rán
Việc bảo quản chả giò không quá khó khăn, chỉ cần bạn nắm rõ từng công đoạn cũng như tuân thủ hướng dẫn thật kỹ chắc chắn hương vị chả giò sau bảo quản vẫn thơm ngon như ban đầu. Tại đây, Sinh Hương sẽ chia thành 2 trường hợp bảo quản chả giò như sau:
- Bảo quản chả giò/ nem rán còn sống.
- Bảo quản chả giò/ nem rán đã qua chế biến.
Bảo quản nhân chả giò/nem rán còn sống:
Với trường hợp, bạn đã chuẩn bị sẵn hỗn hợp nhân mà không cuốn luôn thì bạn không nên cho trứng vào cùng. Bạn đảo nhẹ tay, trộn đều các nguyên liệu, không bóp sẽ làm chúng ra nước. Bạn nên để hỗn hợp nhân chả giò/nem rán ráo nước và chứa trong hộp kín rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào ăn, bạn sẽ lấy ra rã đông khoảng 10 phút và cuốn nem, sau đó chiên vàng giòn là có thể thưởng thức.
Bảo quản chả giò/nem rán đã qua chế biến:
Bảo quản chả giò/nem rán đã chiên sơ qua là cách được nhiều bà nội trợ lựa chọn hơn. Bởi đây là cách tiết kiệm thời gian và vẫn đảm bảo chất lượng món ăn trong điều kiện bảo quản tốt. Sau khi hỗn hợp nhân và vỏ bánh đa nem đã chuẩn bị sẵn thì bạn tiến hành cuốn nem. Trong lúc đó, đun một chảo dầu nóng vừa rồi cho nhỏ lửa. Từng chiếc nem cuốn xong cho vào chiên luôn. Bạn chỉ chiên sơ qua đến khi xém vàng 2 mặt là vớt ra để ráo dầu. Có thể dùng giấy thấm dầu.
Bạn có thể dùng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa hay hộp thủy tinh để trữ chả giò/nem rán đều được. Túi zip là một cách thay thế hộp đựng nem. Khi xếp nem vào hộp hay túi để cấp đông, bạn không nên xếp nem quá chặt khiến nem dễ vỡ khi rã đông. Nem đã rán sơ lần lượt được xếp thành hàng vào trong hộp bảo quản vệ và nắp kín đảm bảo vệ sinh. Mỗi hàng bạn nên lót một lớp nilon để nem không dính vào nhau. Sau đó cho gọn gàng hộp/túi nem vào ngăn đá trữ đông là xong.
Nem đã chiên sơ qua có thể bảo quản đông lạnh trong vòng 15 ngày. Nếu hỗn hợp nhân đã chín rồi thì nem khi có thể bảo quản được đến 6 tháng.
Một mách nhỏ cho bạn là, bạn nên chia đủ mỗi hộp/túi dùng hết trong một bữa, tránh để thừa không dùng hết lại đem rã đông rồi làm đông lại nhiều lần. Như vậy sẽ thuận tiện cho bạn khi chiên lại lần 2 mà vẫn bảo quản tốt. Đến khi ăn, lấy nem ra rã đông trong 20 phút rồi chiên lại vàng giòn là xong.
Rán sơ 2 phần mặt của chả sau đó cho vào ngăn đá của tủ để bảo quản
Hãy nhớ rằng, bạn phải chiên nem bằng dầu nóng già vì cho nem ở dạng đông đá vào rán, nhiệt độ của dầu ăn sẽ hạ nhanh. Nếu nhiệt độ dầu không đủ nóng sẽ xảy ra hiện tượng “luộc trong chất béo”, khiến nem dễ bị vỡ nát, rách mất phần vỏ, nhân vụn rơi ra ngoài bị cháy. Món ăn sẽ mất hết thẩm mĩ và vị ngon của nó. Thời gian chiên lại lần 2 rất nhanh, bởi vì phần nhân nem đã được làm chín trong lần chiên sơ qua. Lần này chỉ làm vàng đều và giòn thơm vỏ nem là được.
Chả giò bao nhiêu tiền?
Giá chả giò sẽ rất khác nhau tùy theo thương hiệu làm chả. Các loại chả làm từ nguyên liệu khác nhau như: nhân thịt, nhân tôm, cá… giá cũng chênh lệch. Khách hàng cần tìm mua các loại chả giò có thương hiệu uy tín và nơi phân phối chả giò đảm bảo chất lượng như siêu thị, cửa hàng tiện ích hay các công ty phân phối uy tín.
- Chả giò nhân thịt Cầu Tre: 57,000đ/ 500gr
- Chả ram tôm đất: 84,000đ/500gr
- Chả giò hải sản: 77,000đ/500gr
- Chả giò tôm mực: 50,000đ/500gr
Giá chả giò trên là giá bán lẻ, dùng để tham khảo thời điểm viết bài. Khách hàng cần liên hệ trực tiếp hotline: 0336316194 để được báo giá chả giò sỉ hoặc lẻ chính xác nhất.
Địa chỉ cung cấp sỉ lẻ chả giò – nem – ram
Quý khách hàng có nhu cầu mua chả giò – nem rán – chả ram tại TpHCM, và các vùng lân cận như Vũng Tàu, Long An, Bình DƯơng, Đồng Nai cần liên hệ Công ty Minh Huy Foods:
110/20/3 Bà Hom, P13, Q6, HCM
Hotline: 0336316194
Ở các tỉnh thành xa như HÀ NỘi, Đà Nẵng, Nha Trang – Khánh Hòa, Hải Phòng, nếu mua số lượng lớn (sỉ) sẽ được Minh Huy Foods giao hàng tận nơi bằng xe đông lạnh chuyên dụng.
Hiện tại Công ty tập trung phân phối Hàng
đông lạnh, thịt đông lạnh cả Miền Nam được
lưu trử kho lạnh.
Đơn hàng đầu tấn, tạ lấy ở các kho:
KHÁCH LỄ NHẬN TẠI : 110/20/03/ BÀ HOM
.P13.Q6. HCM
KHÁCH LẤY TRÊN 1 TẤN NHẬN TẠI
107/41D LẠC LONG QUÂN P03.Q11 HCM
Đơn hàng sĩ số lượng lớn:
Kho meito Bình Dương, Kho Vạn Đạt, Kho
Transimex Q9, Kho Hoàng Hà Tân Bình, Kho
Á Châu -Automated.vv